Thời điểm nào thích hợp cho bé ăn dặm?
Sự phát triển ở cơ thể trẻ được chia theo các giai đoạn khác nhau, do đó nhu cầu về sinh lý cũng như tiêu hóa là khác nhau. Vì vậy, khi các mẹ quyết định cho trẻ ăn dặm, ăn thêm bột thì phải đảm bảo đường tiêu hóa của trẻ khi ấy đã trưởng thành. Hơn nữa, những thức ăn được lựa chọn cũng phải phù hợp với các bé.
Không cho trẻ ăn dặm quá sớm: khi ăn dặm quá sớm, trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu, nôn ói và thậm chí là tiêu chảy, nguy cơ sau này trẻ biếng ăn hoặc kém hấp thụ.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn dặm là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Lưu ý, trong thời kì cho ăn dặm mẹ vẫn phải duy trì sữa cho con càng lâu càng tốt.
Những biểu hiện nhận biết trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm
Giai đoạn 6 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng, giúp trẻ dần làm quen với những “thức ăn mới lạ”. Tuy nhiên để xác định xem trẻ đã thực sự sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa, các cha mẹ cần dựa vào những biểu hiện sau đây của trẻ:
Lưu ý khi cho trẻ 6 tháng ăn dặm
Cân nặng của trẻ đã tăng gấp đôi so với cân nặng khi mới sinh
Trẻ đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng.
Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa/muỗng khi cho trẻ ăn.
Trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó, điều này giúp người nuôi trẻ chọn lựa món ăn thích hợp đối với khẩu vị của từng trẻ.
Lưỡi của trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ ( lúc còn nhỏ khi cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ cũng đẩy ra, trừ núm vú).
Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mà cha mẹ cho ăn.
Đâu là cách cho trẻ ăn dặm đúng thực đơn mà các mẹ đang vận dụng?
Có 3 cách các mẹ vẫn thường áp dụng cho trẻ ăn dặm như sau:
Thứ nhất: Cho trẻ ăn mặn kết hợp ngọt
Thứ hai: Chỉ cho con ăn ngọt
Thứ ba: Chỉ cho bé ăn mặn