Đậu nành (Đậu tương) là nguồn thực phẩm quen thuộc từ hàng ngàn năm nay của không chỉ người Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc và đã được khẳng định là nguồn dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng “Mầm đậu nành” còn đem lại nhiều lợi ích hơn đối với cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ. Để hiểu đầy đủ về thành phần này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), theo đó PGS.TS Lâm khẳng định: Mầm đậu nành rất tốt cho phụ nữ.
Mầm đậu nành giúp bổ sung nội tiết tố nữ cho phụ nữ
Mầm đậu nành (mầm đậu tương) có tác dụng như nội tiết tố nữ, từ lâu luôn được nhiều chị em phụ nữ tin dùng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Trên thực tế, đây cũng là nguồn thực phẩm quen thuộc từ hàng ngàn năm nay của không chỉ người Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc và đặc biệt là những người có thói quen ăn chay.
Mầm đậu nành rất tốt cho phụ nữ
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và tư vấn sức khỏe sinh sản, tinh chất mầm đậu nành rất tốt và có thể coi là giải pháp hiệu quả để trị các triệu chứng mãn kinh, bởi đậu nành là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, Isoflavones, chất béo chưa bão hòa, các vitamin, khoáng chất, carbohydrate phức hợp và chất xơ.
Trao đổi với PV, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) chia sẻ: Mầm đậu nành có chứa Isoflavon hay còn gọi là nội tiết tố nữ thực vật. Các nghiên cứu trên thế giới đã khuyến nghị, mỗi ngày, các chị em (ngay cả phụ nữ mang thai) cần hấp thu khoảng 45 mg Isoflavon. Bạn có thể bổ sung Isoflavon từ việc ăn đậu phụ uống sữa đậu nành, bột đậu tương hoặc uống các chế phẩm từ tinh chất mầm đậu nành.
PGS.TS Lâm cũng nhấn mạnh: Isoflavon từ mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe, giúp dự phòng mỡ máu cao, đặc biệt, những người có nguy cơ mỡ máu cao, uống bổ sung Isoflavon là điều cần thiết. Hơn nữa, những người tăng huyết áp, khi dung nạp Isoflavon sẽ giảm huyết áp, hạ mỡ máu. Ngoài ra, Isoflavon cũng có tác dụng đặc biệt tốt với các chị em phụ nữ nhất là phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh – lứa tuổi đã suy giảm nồng độ estrogen. Bởi Isoflavon có trong tinh chất mầm đậu nành sẽ giúp duy trì các chuyển hóa, ví dụ, tăng cường chuyển hóa hấp thụ canxi khi hấp thu Isoflavon.
“Phụ nữ thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ rất tốt, không những tăng cường chuyển hóa mà còn đẹp da, thêm canxi, nhiều khía cạnh tốt…” – PGS.TS Lâm bày tỏ.
Mầm đậu nành không gây hại cho sức khỏe
Liên quan tới câu hỏi “Phytoestrogen có trong tinh chất mầm đậu nành có gây nguy hiểm, phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh hay không”, câu trả lời của vị chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng này là “không”, nhất là chị em phụ nữ, uống thêm tinh chất mầm đậu nành (tức thêm nội tiết tố thực vật) chỉ có lợi, chứ không có hại.
Mầm đậu nành chỉ có lợi chứ không có hại
Phủ nhận luồng thông tin cho rằng bổ sung hàm lượng Phytoestrogen estrogen trong tinh chất mầm đậu nành gây mất cân bằng nội tiết, thúc đẩy ung thư, GGS.TS Lâm khẳng định: “Estrogen trong tinh chất mầm đậu nành là Estrogen thực vật hay còn gọi là Phytoestrogen, không phá vỡ chứng năng nội tiết, cũng không gây nguy cơ”. Nhiều nghiên cứu trên thế giới còn chứng minh: Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư.
Mầm đậu nành, dùng bao nhiêu là đủ?
Trên thực tế, bất kỳ một loại thực phẩm hay sản phẩm gì, chúng ta cũng nên dùng ở mức độ vừa phải, trong khuyến nghị cho phép. Đậu nành hay mầm đậu nành cũng vậy. Mặc dù estrogen có trong mầm đậu nành là estrogen thảo dược, có khả năng tự đào thải khi cơ thể dư thừa nhưng rõ ràng chúng ta cũng không nên dùng quá nhiều. Như vậy vừa giúp cơ thể hấp thu tốt nhất lượng dưỡng chất cần thiết, vừa tránh lãng phí.
Ngoài những tác dụng tốt cho phụ nữ, PGS.TS Lâm còn bật mí: Thực phẩm đậu nành không có hại với sức khỏe nam giới như lời truyền miệng.
Theo bà Lâm, đậu nành không làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen hay testosterone ở nam giới và cũng không làm ảnh hưởng đến tinh trùng hay tinh dịch. “Bởi lẽ, tác dụng sinh học của nội tiết tố nữ thực vật (hay còn gọi là Isoflavon cũng là nội tiết tố thực vật estrogen) yếu hơn từ 500 – 1.000 lần so với nội tiết tố nữ từ nguồn động vật nên không ảnh hưởng tới khả năng tình dục nam giới. Nam giới có thể vô tư uống đậu nành” – bà Lâm giải thích.
Thêm vào đó, những phụ nữ mang thai cũng không phải lo ngại khi sử dụng đậu nành trong suốt thời kỳ thai nghén bởi thực phẩm này không ảnh hưởng tới giới tính của thai nhi như những lời đồn thổi. Về mặt khoa học, nội tiết tố thực vật estrogen có trong đậu nành rất nhẹ, không như nội tiết tố nữ từ nguồn hóa tổng hợp.
“Khi khoa học đưa ra các khuyến nghị về liều dùng, các nhà sản xuất dược phẩm đều đã thăm dò rồi, thực phẩm bổ sung thường đưa ra liều tối thiếu và có mức cao cho phép. Ví dụ như canxi, nhu cầu khuyến nghị là 800 – 1.000 mg/ngày nhưng mức cao cho phép phải lên tới 3.000 nên họ có uống thêm thì cũng không vượt ngưỡng mức cao cho phép của từng chất. Vì vậy, chị em phụ nữ có thể hoàn toàn yên tâm về tác dụng của tinh chất mầm đậu nành khi sử dụng hàng ngày” – PGS.TS Lâm kết luận.