Chuyện ngoại tình liều lĩnh tai tiếng của đệ nhất mỹ nhân Trung Hoa

07:35, Thứ ba 10/05/2011

( PHUNUTODAY ) - Với thân hình nhẹ tựa chim yến và tài nghệ múa đệ nhất thiên hạ, Triệu Phi Yến được coi là một trong hai đại nhất mỹ nhân của triều đại nhà Hán.

(Phunutoday) - Với thân hình nhẹ tựa chim yến và tài nghệ múa đệ nhất thiên hạ, Triệu Phi Yến được coi là một trong hai đại nhất mỹ nhân của triều đại nhà Hán. Cũng chính vì vậy, từ một ca nữ, Phi Yến nhanh chóng trở thành sủng phi rồi Hoàng hậu của Hán Thành Đế. Thế nhưng, với mỹ nhân tham vọng này tất cả những điều đó vẫn chưa thể đủ…

Cùng em gái thống trị hậu cung

Triệu Phi Yến vốn tên thật là Triệu Nghi Chủ, do có tài múa rất đẹp, thân hình khi mỗi khi múa nhẹ nhàng uyển chuyển giống như chim yến bay lượn trong không trung nên mới có tên là Phi Yến (chim yến bay). Triệu Phi Yến vốn không phải sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc. Khi mới chào đời, vì quá nghèo khổ bố mẹ của Phi Yến đã đem bỏ cô ra ngoài đường. Ba ngày sau, thấy Phi Yến vẫn sống dù không ăn không uống, cha mẹ cô thấy lạ, mới lại đem cô về nuôi. Lớn lên một chút, Phi Yến cùng cô em gái được bán vào cung của Công chúa A Dương, nuôi dưỡng dạy dỗ để làm ca nữ. Đó cũng là nơi mà Phi Yến gặp được vị Hoàng đế si mê tửu sắc Hán Thành Đế.

Ở ngôi Hoàng đế nhưng lại là kẻ đam mê sắc dục, nên Hán Thành Đế thường không chịu được cảnh chán ngán trong hậu cung. Vì vậy, Hán Thành Đế thường xuyên ăn mặc giống thường dân, đổi tên là Trương công tử rồi cùng với Phú bình hầu Trương Phóng giả làm các công tử dòng dõi quý tộc trốn ra khỏi cung tìm đến các chốn ăn chơi hưởng lạc.

Một lần, Hán Thành Đế đến nhà công chúa Dương A uống rượu. Khi bữa rượu lên đến cao trào, công chúa Dương A cho gọi bọn ca nữ vào để giúp vui. Một người người con gái từ sau rèm lụa bước ra, da dẻ mỡ màng trắng trẻo, eo lưng và chân tay thon thả mềm mại như cành liễu yếu lướt theo chiều gió.

Vốn bản tính háo sắc, lại đã ngà ngà say, Thành Đế nhìn cô ca nữ nọ như ngây như dại. Thành Đế càng ngây ngất khi cô ca nữ bắt đầu múa theo tiếng nhạc. Điệu múa nhẹ nhàng, uyển chuyển giống như một con chim yến đang nhẹ lướt trên bầu trời. Tiệc rượu kết thúc, Thành Đế bứt rứt không yên, bèn ngỏ lời với công chúa Dương A rồi cho triệu cô ca nữ nọ đem về cung, phong làm Tiệp dư, ngày ngày cùng cô ta chìm đắm trong hoan lạc. Cô ca nữ đó không ai khác chính là Triệu Phi Yến.

Sau một thời gian được sủng hạnh, Triệu Phi Yến lo sợ có ngày Thành Đế có ngày sẽ chán ngán mình mà tìm người khác nên đã tiến cử em gái mình là Hợp Đức với Thành Đế. Khi Hợp Đức được đưa vào cung, trong giây lát Thành Đế lại như dại ngây, không ngờ Hợp Đức còn xinh đẹp hơn Triệu Phi Yến. Có được cả hai chị em mỹ nhân Phi Yến và Hợp Đức, Thành Đế không còn màng đến chuyện gì khác nữa.

Ngay sau đó, Phi Yến được phong làm Chiêu Nghi còn Hợp Đức được phong làm Tiệp dư thế chỗ cho chị mình. Thành Đế suốt ngày quất quýt hoan lạc với chị em Phi Yến khiến rất nhiều mỹ nhân trong hậu cung đều phải chịu cảnh chăn đơn gối lẻ. Hứa Hoàng hậu, vợ chính thức của Thành Đế là một phụ nữ xinh đẹp với tài năng thi phú trời cho cũng từng có lúc được Hoàng đế sủng hạnh. Thế nhưng, vì Hoàng hậu không sinh được cho Hoàng đế một người con trai, lại thêm sự xuất hiện của chị em Phi Yến nên Thành Đế ngày càng lạnh nhạt với Hoàng hậu.

Không cam tâm để địa vị của mình lung lay, Hứa hoàng hậu quyết phá bằng được những ai có thai với hoàng thượng. Năm Hồng Gia thứ ba, Vương mỹ nhân có thai. Chị gái của Hứa hoàng hậu là Hứa Yết dùng thuật Vu cổ niệm chú nguyền rủa Vương mỹ nhân, kêu gọi Hán Thành Đế hồi tâm chuyển ý. Triệu Phi Yến biết chuyện này, nhận thấy đây là thời cơ để loại trừ Hứa hoàng hậu nên Phi Yến bí mật trình báo với hoàng thái hậu Vương Chính Quân. Hoàng thái hậu nghe chuyện lập tức nổi giận, ban lệnh tra hỏi. Hứa Yết bị ghép tội đại nghịch bất đạo, chịu xử tử, Hứa hoàng hậu bị phế bỏ đuổi ra cung.

Năm thứ hai sau khi Hứa hoàng hậu bị phế bỏ, Thành Đế muốn lập Phi Yến làm hoàng hậu. Thái hậu chê nàng xuất thân là ca nữ ti tiện nên không bằng lòng. Khi đó có người hiến kế, trước hết hoàng đế phải phong tước hầu cho cha Phi Yến, cha được tôn quý thì con gái cũng dễ dàng lên hoàng hậu. Thành Đế vui mừng thực hiện theo kế sách đó.

Bảy tháng sau đó, Triệu Phi Yến được phong làm hoàng hậu thứ hai của Hán Thành Đế. Cùng với Phi Yến, cô em gái Hợp Đức cũng được tấn phong làm chiêu nghi. Sự sắp đặt này khiến các triều thần cảm thấy không thể chấp nhận. Giám nghị đại phu Lưu Phụ dâng sớ, khuyên giải Thành Đế tỉnh ngộ, đừng quá sa đà vào sắc đẹp của chị em Phi Yến. Thành Đế đọc xong sớ, nổi giận đùng đùng, giáng Lưu Phụ xuống làm tù khổ sai. Đủ thấy, sắc đẹp của chị em họ Triệu đã khiến Thành Đế mê mệt đến mức nào.
Bị bắt quả tang vẫn ngoại tình

Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, lại ở ngôi vị Hoàng hậu, thống trị cả hậu cung, chị em Triệu Phi Yến đã khiến cho hàng ngàn mỹ nhân trong cung nhà Hán phải khóc thầm vì cảnh lạnh lẽo gối lẻ chăn đơn. Thế nhưng, sự phiền toái cuối cùng cũng tìm đến với chị em họ Triệu.


Chị em Triệu Phi Yến được Thành Đế hết sức mình sủng ái, nhưng vào cung rất lâu sau vẫn không thể có thai. Cái gương Hứa Hoàng hậu khiến cho Triệu Phi Yến vô cùng lo lắng về ngôi vị Hoàng hậu của của mình. Sử sách chép rằng, chị em họ Triệu sở dĩ không thể có thai là vì cả Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức đều dùng một loại thuốc gọi là Hương cơ hoàn. Loại thuốc này giúp cho da dẻ hai chị em họ Triệu luôn trắng trẻo mịn màng như con gái đồng thời cơ thể hai chị em họ luôn toát ra một mùi hương quyến rũ và kích thích đối với đàn ông.

Tuy nhiên, lợi bất cập hại, trong loại thuốc này chứa một lượng lớn xạ hương khiến chị em Triệu Phi Yến không thể có thai được. Thế nhưng, với một mỹ hậu lẳng lơ như Triệu Phi Yến, việc chị em họ không thể sinh hạ hoàng tử có một phần trách nhiệm lớn của Thành Đế. Thêm nữa, việc Thành Đế sủng ái cả hai chị em, thành ra dù là Hoàng hậu, vẫn có những lúc Triệu Phi Yến vẫn phải chịu cảnh cô đơn lẻ bóng. Vì vậy, Triệu Phi Yến quyết định tìm người đàn ông khác để thế chỗ cho Thành Đế khi cần và giúp mình có thai.


Sử dụng quyền lực của một bà chủ hậu cung, Triệu Phi Yến phái những tay chân tin cậy của mình tìm kiếm những người đàn ông khỏe mạnh, đặc biệt là những người đã sinh rất nhiều con trai, lập thành danh sách rồi lần lượt bí mật đưa từng người một vào tịch cung của mình để “sủng hạnh”.

Để che giấu những cuộc tình vụng trộm của mình, Triệu Phi Yến đã cho xây hẳn một điện thờ Phật trong cung của mình, nói rằng, muốn ăn chay niệm Phật để cầu phúc cho Thành Đế cũng như thiên hạ Đại Hán. Thế nhưng, ngay bên trong điện thờ, Triệu Phi Yến lại cho xây dựng một căn phòng bí mật với một chiếc giường lớn. Hoàng hậu muốn yên tĩnh cầu Phật, ai dám quấy nhiễu? Thế là điện thờ Phật trở thành nơi diễn ra những cuộc mây mưa vụng trộm của Hoàng hậu xinh đẹp nổi tiếng đương thời.
d
Chân dung Triệu Phi Yến

Thế nhưng, chuyện đó cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến ông vua đam mê tửu sắc Hán Thành Đế. Vào thời điểm đó, dù Phi Yến là Hoàng hậu, rất được Thành Đế yêu chiều, song mọi sự sủng ái, Thành Đế lại dành cho cô em gái là Triệu Hợp Đức. Vì vậy, khi nghe Hoàng hậu muốn ăn chay cầu Phật, Thành Đế vui mừng khôn xiết, từ đó không đến hậu cung làm phiền Hoàng hậu nữa. Thế là, trong khi Thành Đế mặn nồng ân ái với Hợp Đức và yên tâm rằng, Hoàng hậu đang tịnh tâm cầu Phật phù hộ cho mình thì ở bên trong điện thờ, vị Hoàng hậu đương triều cũng đang có những cuộc mây mưa mãnh liệt không kém.

Tuy nhiên, muốn mọi người không biết thì chỉ có cách là đừng làm, thế nên việc dâm loạn của Triệu Phi Yến chẳng bao lâu sau đã không qua nổi những con mắt ghen ghét của những mỹ nhân bị ghẻ lạnh trong hậu cung. Chuyện đến tai Thành Đế, nhưng ông vua nhu nhược chưa kịp làm gì thì đã bị nước mắt mỹ nhân làm cho quên sạch mọi chuyện.

Triệu Hợp Đức biết chị mình có tội thì mình cũng khó tránh được tai vạ nên ngay khi biết chuyện, đã đến gặp Thành Đế, nước mắt tràn mi, nói: “Chị thiếp vốn là người nóng tính nên từ khi vào cung đến nay chắc chắn có nhiều người ghen ghét, nói xấu chị thiếp…”. Thành Đế thấy mỹ nhân của mình khóc lóc, chỉ còn biết ôm Hợp Đức vào lòng rồi thề rằng, mình tuyệt đối tin tưởng chị em cô, kẻ nào dám đặt điều nói xấu, giết chết không tha.

Kể từ sau lần đó, Triệu Phi Yến càng được đà, công khai cả chuyện đưa đàn ông vào hậu cung. Hoàng hậu họ Triệu tuyên bố rằng, những người đàn ông đó đều là anh em chú bác ở tận nơi xa vào thăm. Bỗng chốc, người ta thấy rằng, anh em của Triệu Hoàng hậu xuất hiện khắp nơi trong thiên hạ thế nhưng chẳng ai dám ho he nửa lời vì sợ vạ lây. Mọi chuyện có lẽ đã êm thấm nếu như cô em gái Triệu Hợp Đức không si mê một người tình rất được sủng ái của người chị trong một lần tình cờ gặp gỡ.

Triệu Phi Yến rất sủng ái một người thợ rèn tên là Yến Xích Phụng. Phụng dáng người to cao, cơ bắp cuồn cuộn, sức khỏe hơn hẳn người thường song lại có khuôn mặt rất thanh tú. Một lần, sau cuộc mây mưa với Triệu Phi Yến, Phụng vội vã rời khỏi hậu cung. Khi ra đến cửa thì gặp Triệu Hợp Đức đang tiến vào. Hai người nhìn nhau, chỉ trong một giây, Triệu Hợp Đức đã ưng ngay Yến Xích Phụng.

Thế là ngay sau đó, Triệu Hợp Đức cũng học chị mình, cho gọi Xích Phụng vào hậu cung. Nhưng khi cuộc ái ân vừa kết thúc thì Triệu Phi Yến xông thẳng vào hậu cung, tức giận hỏi Triệu Hợp Đức: “Xích Phụng đến vì ai mà đến?”.
Triệu Hợp Đức không vừa nói: “Xích Phụng đương nhiên vì chị mà tới”. Một câu trả lời đủ thấy Hợp Đức ghê gớm không kém cô chị. Cô ta nói rằng, chuyện vụng trộm giữa Phi Yến và chàng thợ rèn Xích Phụng cô ta đã biết cả. Triệu Phi Yến bị chọc đúng tim đen, tức giận, cầm chiếc cốc trên bàn ném thẳng về phía Hợp Đức. Hợp Đức không chỉ ghê gớm mà còn là một cô gái cực kỳ thông mình, ngay sau đó đã quỳ xuống xin lỗi Phi Yến, nói rằng, vận mệnh hai chị em mình tuy hai mà một, nếu không đoàn kết che chở cho nhau, thì chắc chắn kết cục sẽ chẳng tốt đẹp gì.

Triệu Phi Yến cũng chẳng phải là người phụ nữ ngốc nghếch gì, hai chị em sau đó lại thắm thiết như xưa, chỉ có chàng trai xấu số Xích Phụng là thiệt thòi. Anh ta bị chị em họ Triệu tìm cớ giết chết sau đó ít lâu.

Chuyện vụng trộm của Triệu Phi Yến vẫn kéo dài sau đó, song đáng tiếc, cho tới tận lúc đó, cả hai chị em họ Triệu vẫn không thể mang thai. Cho tới khi Thành Đế qua đời, cũng là lúc hai vận hạn của hai chị em họ Triệu ập đến. Mặc dù khi Ai Đế Lưu Hâm lên ngôi vẫn phong cho Phi Yến là Hoàng thái hậu, song em gái là Triệu Hợp Đức thì bị nhiều đại thần vạch tội, bị nhốt vào lãnh cung, ít lâu sau thì tự sát. Sáu năm sau đó, Ai Đế qua đời, Triệu Phi Yến cũng bị buộc phải tự sát giống như em gái mình. Số phận của hai chị em mỹ nhân gieo rắc nhiều tai họa trong hậu cung Hán triều đã kết thúc một cách bi kịch.

Minh Minh
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc