Ngày 1/7 tới đây, nước ta thực hiện cải cách chính sách tiền lương cũng như các chính sách có liên quan đến mức lương cơ bản. Khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ có 2 đối tượng công chức, viên chức sẽ không được tăng lương hưu lên 15%? Đó là những đối tượng nào?
Có 2 đối tượng công chức, viên chức không tăng lương hưu 15% từ ngày 1.7.2024?
Quốc hội quyết nghị, bắt đầu kể từ ngày 1.7.2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018. Nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương được bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách của nhà nước.
Nghị quyết nêu rõ sẽ xây dựng 2 bảng lương mới áp dụng cho công chức, viên chức gồm:
- 01 bảng lương chức vụ được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức được áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Khi thực hiện chính cải cách tiền lương thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng như lực lượng vũ trang sẽ được điều chỉnh tăng. Điều này giúp mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của nhóm lao động này cũng tăng theo. Theo tính toán, lương hưu của mỗi người có thể tăng lên ít nhất 15% nếu mức lương của người lao động tăng 23,5%.
Tuy nhiên, lương công chức, viên chức ở tại các đơn vị đặc thù thì theo thông tin của Bộ Nội vụ cho biết. Tới đây, theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương và các thu nhập đặc thù.
Theo thống kê, hiện nay đang có 134.284 cán bộ, công chức thuộc 36 cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước hiện đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù. Tức có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung dao động từ 0,66 lần đến 2,43 lần. Con số này chiếm khoảng 6,78% tổng số biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước.
Khi áp dụng chính sách mới sẽ bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù. Vì thế, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp), mức này có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Vì vậy, để đảm bảo các chế độ cho họ, Bộ Nội vụ tính toán để tham mưu các cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù đang hiện hưởng.
Như vậy, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, khi thực hiện cải cách tiền lương nếu mức lương của 2 đối tượng công chức, viên chức kể cả giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo được tăng 23,5% thì khi đó sẽ tăng lương hưu ít nhất lên 15%.
Tuy nhiên, có 2 đối tượng công chức, viên chức cả giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo nếu thuộc đối tượng đang hưởng phụ cấp đặc thù trên cả nước rất có thể không được tăng lương hưu. Bởi khi cải cách tiền lương do bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù có thể khiến mức lương của họ thấp hơn so với trước nên có thể lương hưu của họ sẽ không được tăng lên ít nhất 15%.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cho biết nếu tăng lương hưu lên 15% so với hiện tại đang vượt quá khả năng cân đối của dự toán ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, cần rà soát, xác định cụ thể các mức điều chỉnh lương hưu để phù hợp với tình hình thực tế.