Cô gái 20 tuổi mỗi lần ăn xong thường vào nhà vệ sinh 3- 4 lần bởi căn bệnh ai cũng có thể mắc

( PHUNUTODAY ) - Đi vệ sinh liên tục và không kiểm soát được chính là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này.

Đi vệ sinh liên tục vì căn bệnh viêm ruột cấp tính

Tiểu Anh (20 tuổi) là một cô gái người Đài Loan. Giống như bao người trẻ khác, cô cũng rất hay tham gia những bữa tiệc ăn uống cùng bạn bè của mình. Tuy nhiên, Tiểu Anh thường phải xin phép về sớm vì mắc phải nỗi khổ khó nói.

benh-viem-ruot-1

Cứ mỗi khi ăn xong, Tiểu Anh thường phải chạy ngay vào nhà vệ sinh để "giải quyết" nhu cầu, nhiều khi cô còn vào đó liên tục tới 3 - 4 lần. Sau khi đi khám, Tiểu Anh được chẩn đoán mắc bệnh viêm ruột mãn tính. Bác sĩ Weng Zhaoxuan (trưởng khoa Nội của Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan) cho biết, bệnh viêm ruột chủ yếu chia thành 2 loại là viêm loét ruột kết mãn tính và bệnh Crohn. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh thường là đau bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu, giảm cân đột ngột...

Vì mắc bệnh viêm ruột nên Tiểu Anh thường phải ra đường trong tình trạng đóng bỉm của người lớn và mang theo một bộ quần áo dự phòng để thay. Trong những bữa tiệc cùng bạn bè, vì căn bệnh này mà Tiểu Anh phải cố nín nhịn để không làm lỡ cuộc vui với mọi người. Sau đó, cơ thể cô cũng bắt đầu phát ra mùi khó ngửi và chiếc quần mà Tiểu Anh đang mặc cũng bị dấy bẩn.

Bệnh viêm ruột mãn tính của Tiểu Anh thường không có những triệu chứng ban đầu rõ ràng mà rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường, từ đó khiến người bệnh rơi vào tâm lý chủ quan bỏ qua. Thế nhưng, nếu không điều trị bệnh từ sớm thì bạn còn có thể phải đối mặt với nguy cơ thủng ruột, ung thư ruột...

 Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột:

benh-viem-ruot-2

Chế độ ăn

Có một số nghiên cứu mâu thuẫn nhau về việc, liệu một số thói quen ăn uống nhất định có làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hay không. Một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ tiêu thụ nhiều protein, đặc biệt là protein động vật sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn. Một số nghiên cứu khác, lại thấy rằng, có mối liên quan giữa chế độ ăn giàu chất béo và nhiều đường với tình trạng viêm ruột.

Tiếp xúc với các loại ký sinh trùng

Có một giả thuyết được đưa ra là, việc tiếp xúc với các ký sinh trùng đường ruột có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh viêm ruột. Nhiều nhà khoa học tin rằng, hệ miễn dịch của con người đã phải tiến hóa qua hàng triệu năm để đối phó với các tác nhân xâm lược từ bên ngoài.

 Xạ trị

 Sau quá trình xạ trị để tiêu hủy các tế bào ung thư, bạn cũng có thể vô tình bị tiêu hủy mất một số tế bào ở miệng, dạ dày và ruột, từ đó dần làm tổn thương thành ruột nên gây viêm ruột.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh:

Mặc dù bệnh viêm ruột thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh thông thường, nhưng nếu bạn gặp phải một số dấu hiệu như sốt cao, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, đại tiện ra máu, phân nhầy, tiểu chảy nặng... thì không nên chần chừ bỏ qua mà cần chủ động đi khám ngay.

benh-viem-ruot-3

Ngoài ra, nếu những triệu chứng trên của bạn kéo dài từ 3 - 4 ngày, lại kèm theo các dấu hiệu cơ thể mất nước như khô miệng, mắt trũng sâu, khô mắt, đi tiểu ít, nước tiểu đậm màu, hay mệt mỏi, chóng mặt... thì cũng không nên chủ quan xem thường mà hãy đi khám từ sớm.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link