Cổ nhân dặn: 'Còn sống không được dùng hai bữa', cố chấp sẽ nhận cái kết đắng, đó là những bữa nào?

21:15, Chủ nhật 21/08/2022

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân xưa trọng lễ nghĩa, trong xã giao có câu "Còn sống không được dùng hai bữa". Rốt cuộc 2 bữa nào không được ăn? Dưới đây là lời giải thích cho câu nói này.

Thứ nhất: Bàn tiệc đã được dọn ra sẵn thì không được ăn

Trong cuộc sống, ắt hẳn khó tránh khỏi những bữa ăn mời, những bữa tiệc linh đình. Mỗi bữa tiệc đều có ý nghĩa và mục đích riêng. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng trong bữa tiệc đồ ăn dọn sẵn ra là điều đương nhiên, tại sao lại không được đụng?

Trong lời dạy của cổ nhân, bàn tiệc đã dọn lên ý chỉ: Khi đến thăm 1 gia đình với tư cách là khách, nếu thấy chủ nhà đã dọn đồ ăn rồi thì phải biết ý không được dùng bữa nữa, nếu không sẽ bị coi thường.

download (11)

Bởi vì trong tình huống này, người chủ nhà rõ ràng đã không coi trọng người được mời.

Lý do thứ nhất, người xưa có nghi thức mời khách đến nhà mà dọn cơm ra trước có nghĩa là thiếu tôn trọng đối phương. Cho dù khách đến muộn, tại sao không đợi được?

Lý do thứ hai là bạn đến muộn, khi tất cả mọi người đã yên vị mà bạn đến sau thì đó cũng là hành vi thất lễ. Lúc này, người đến sau phải biết ý mau chóng rời đi để tránh bị mọi người bàn tán.

Bởi 2 nguyên nhân ở trên nên những ai khi gặp phải trường hợp này, tốt nhất là không nên ăn. Nếu cứ vô tư ngồi vào bàn sẽ bị người trong tiệc coi thường và đánh giá.

Tuy nhiên, không tính quy tắc này với trường hợp giữa bạn bè thân thiết.

Tại sao nói "rượu đã rời bàn" không được đụng?

Cái gọi là "rượu đã rời bàn" thực ra cũng giống như "tiệc đã dọn sẵn". Nó có nghĩa là: Bữa tiệc đã hết thì có khách mới đến bất ngờ, mà chủ nhà mang rượu cũ ra mời thì phải từ chối. Nếu không, chúng ta cũng sẽ bị coi thường.

Vì trong trường hợp này, việc sử dụng rượu cũ đồng nghĩa với việc không tôn trọng khách trong bàn và sẽ khiến những người có mặt thêm khó chịu.

Lúc này, trên bàn đã đầy đồ ăn thừa, nếu ngồi cố thì không hay. Bên cạnh đó, việc ngồi lại cũng khiến gia chủ phải chuẩn bị thêm món mới, gián tiếp thêm phiền phức cho chủ nhà. Điều này không chỉ tốn thời gian và rất phiền toái.

Hơn nữa, dân gian Trung Quốc có câu: Ăn xong không được uống lại. Vì "cơm" (饭) và "phạm" (犯), "rượu" (酒) và "lâu" (久) là từ đồng âm. Do đó, nếu uống sau bữa ăn sẽ bị gọi là "phạm thượng", là vô lễ với người lớn tuổi.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa: Cổ nhân dặn