Ba giấc được nói đến ở đây là gì?
Đầu tiên, với về thứ nhất là "người ngủ ba giấc", ba giấc ở đây chắc chắn không phải là giấc ngủ vào sáng, trưa và tối như chúng ta nghĩ. Bởi điều này không có gì kỳ lạ.
Thay vào đó, cổ nhân ám chỉ ngủ ba giấc ở đây chính là ngủ nướng, ngủ đảo ngược và ngủ ngộp.
Thứ nhất, ngủ nướng, cổ nhân cho rằng không nên duy trì thói quen này bởi có thể gây hại cho sức khoẻ. Ngày xưa, một ngày được chia thành 12 canh giờ. Thời gian thức dậy bình thường là vào giờ Mão (tức là từ 5 giờ - 7 giờ). Đây là thời điểm mặt trời mọc, người xưa quan niệm thời gian này dương khí cũng tăng dần.
Do đó, nếu thức dậy vào giờ Mão thì cũng là thuận theo tự nhiên. Hơn nữa, nếu chúng ta thường xuyên ngủ nướng, dậy muộn thì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến một ngày uể oải, gây ảnh hưởng đến chất lượng làm việc và học tập.
Thứ hai, ngủ ngộp hay ngủ trùm chăn kín đầu, đây là thói quen xấu của nhiều người mắc phải. Cách ngủ này phổ biến nhất là vào mùa đông. Bởi vì trời lạnh, nên nhiều người khi ngủ sẽ vô thức vùi đầu vào trong chăn khi ngủ.
Cách ngủ này mặc dù ấm nhưng lại khiến chúng ta khó hít thở, thậm chí là khiến giảm lượng oxy hít vào, trong khi lại dư khí CO2.
Lượng CO2 thở ra dư thừa này sẽ khiến chúng ta hít thở không thông, đồng thời rất dễ bị đau đầu sau khi ngủ dậy. Do vậy, cổ nhân khuyên chúng ta không nên ngủ như vậy để tránh ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ.
Thứ ba, ngủ đảo ngược, cách ngủ này có hại không? Theo cổ nhân, ngủ đảo ngược là đề cập đến giấc ngủ không đúng giờ giấc, thói quen ngủ ngày và đêm bị đảo lộn. Thời đại ngày nay, chúng ta hay gọi những người ngủ đảo ngược là "cú đêm", tức là họ thường xuyên thức khuya. Nhiều người hiện nay có chế độ làm việc và nghỉ ngơi không khoa học, khi thường xuyên thức khuya và ngủ ngày, thậm chí tới chiều mới dậy.
Thế nhưng chúng ta cần phải biết rằng thời gian tốt nhất để cho gan bài tiết chất độc là khoảng 11 giờ đêm. Nếu thường xuyên thức quá khuya sẽ gây ra rối loạn nội tiết, đảo ngược đồng hồ sinh học của cơ thể và về lâu dài sẽ gây hại cho sức khoẻ. "Mạng mỏng hơn giấy" chính là ý này. Việc duy trì những thói quen ngủ xấu như trên về lâu dài gây suy giảm sức khoẻ rất nhiều, từ đó dẫn tới nguy cơ có thể nhiễm nhiều căn bệnh khác.
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Tám giờ ngủ thường được mô tả như là một đêm “ngủ đủ giấc”, nhưng số giờ ngủ thực tế có thể thay đổi theo từng người. Lượng thời gian hầu hết mọi người ngủ khoảng từ 7 đến 9 giờ. Tuy nhiên, khi bạn già đi, giờ ngủ trung bình của giấc ngủ giảm còn 7 đến 8 giờ, với một số người thậm chí ngủ ít giờ hơn.
Trước khi bạn cắt giảm lịch trình giấc ngủ của bạn, bạn nên xem xét các ảnh hưởng sức khỏe khi giảm giờ của giấc ngủ. Một số nghiên cứu kết luận ngủ ít hơn 7 tiếng một đêm có liên quan đến béo phì. Thói quen ăn uống qua loa và muộn vào ban đêm có thể là nguyên nhân béo phì, và các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện những thay đổi nội tiết tố như tăng chất predispose ở những người ngủ ít gây tăng cân.
Trong các nghiên cứu khác, những người đàn ông ngủ ít không sống lâu như những người đàn ông với thời gian ngủ đủ thời gian quy định.
Tuy nhiên, dường như ngủ tối thiểu 7 giờ là một thói quen lành mạnh nhất. Tránh những bữa ăn nặng, cà phê, rượu, và các hoạt động căng thẳng ngay trước khi đi ngủ. Giữ lịch trình giấc ngủ của bạn phù hợp, thậm chí vào những ngày cuối tuần. Dứt máy tính xách tay và điện thoại thông minh khỏi người ít nhất 30 phút trước khi ngả đầu vào gối.
Các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ uy tín đã đưa ra các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi: thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ mỗi ngày; thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày; người trưởng thành (26-64 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày; người già (trên 65 tuổi): 7-8 giờ mỗi ngày.
Ngoài ngủ đủ thời gian trung bình chung, ngủ sâu và ngon giấc không kém phần quan trọng. Thậm chí một số người còn đặt tiêu chí chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn cả thời gian ngủ. Một buổi sáng thức dậy, thấy người khỏe, đầu óc minh mẫn, tinh thần phấn chấn, yêu đời là minh chứng tốt nhất cho bạn đã có một giấc ngủ qua đêm đạt theo mong muốn.