Cổ nhân dạy “Đừng gọi chó khi no”: Nửa vế sau mới thấm thía ít ai biết được

( PHUNUTODAY ) - Tại sao các cụ lại dạy “Đừng gọi chó khi no”, hàm ý của câu nói này có nghĩa là gì?

Tại sao các cụ lại dạy “Đừng gọi chó khi no”, hàm ý của câu nói này có nghĩa là gì?

Cổ nhân xưa có nhiều câu nói rất hay mang tính triết lý sâu xa mà đến tận ngày nay vẫn được truyền lại và là những bài học đắt giá đáng để học hỏi. Những nội dung được truyền lại đều dưới dạng câu nói dễ nghe dễ hiểu và dễ thuộc. Theo sự thay đổi của thời gian, người ngày nay sống khoa học, hiện đại và tiếp thu được nhiều triết lý sống phù hợp với thời đại mới. Song những câu nói của ông cha xưa vẫn còn nguyên giá trị. Với một số tình huống cụ thể, những câu nói tưởng chừng như lời nói đùa còn có thể lý giải được cốt lõi của nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Nguồn gốc câu nói “Đừng gọi chó khi no”

Xưa kia ở nông thôn có một bà mẹ nửa chữ bẻ đôi cũng không biết, bà có nuôi một con chó nhỏ rất thông minh. Con có này có khả năng dẫn dắt những con chó khác và canh giữ nhà rất tốt. Khi mọi người hỏi bí quyết nuôi chó để nó thông minh như chú chó này, người phụ nữ ít học đã nói ra một câu rằng: “Đừng gọi chó khi no”.

Câu nói tuy đơn giản nhưng khiến nhiều người trong xóm phải suy ngẫm. Thực tế một người bình thường rất khó có thể phân biệt được các giống chó, ngay cả những chú chó ở nông thôn xưa cũng có nhiều loại khác nhau. Dù ở thời đại nào chó cũng được coi là một người bạn cùng đi chơi, đi ăn uống và góp mặt trong những mốc sự kiện quan trọng. Chó cũng là loài vật được nhiều người lựa chọn khi muốn nuôi thú cưng.

Thế nhưng câu nói “đừng gọi cho khi no” lại thể hiện một vấn đề mà nhiều người gặp phải khi nuôi chó. Chính họ cũng chưa hiểu hết được ý nghĩa sâu xa của câu nói này.

images (17)

Tại sao nói “Đừng gọi chó khi no”?

Vào thời cổ đại, cuộc sống của người dân chưa được nâng cao. Họ bữa đói bữa no, làm việc nai lưng mà vẫn không đủ lương thực mà ăn. Thời kỳ đói kém không đủ lương thực mà ăn, người còn ăn không đủ thì lấy đâu ra đồ mà cho vật nuôi trong nhà?

Chưa kể, trong quá khứ, chó được nuôi trong nhà với mục đích trông nhà hoặc giúp gia chủ kiếm sống bằng cách tự săn bắt. Theo người xưa, khi chó ăn no, con vật sẽ trở nên lười vận động. Dù người chủ có la hét thế nào con vật cũng chỉ nằm im một chỗ mà thôi. Vì thế, chỉ có con chó được nuôi trong tình trạng không ăn được ăn no, nó mới tuân theo lệnh của chủ để đi lấy thức ăn cũng như làm nhiều chuyện khác.

Đáng chú ý, người xưa còn rất chú trọng đến những đức tính tiềm ẩn bên trong. Họ quan niệm rằng, khi có việc thì không được chậm trễ, hoặc “không nói nhiều, không làm sự việc tuyệt đối”. Nếu đẩy người khác đến giới hạn, điều này chẳng khác nào mang lại tai họa cho chính mình.

Loại tư duy này xuyên suốt mọi khía cạnh cuộc sống của người cổ đại. Do đó, dẫu có nuôi chó đi chăng nữa, họ cũng chỉ cho con vật ăn no một nửa mà thôi. Nếu không, nó sẽ chỉ biết ăn no rồi ngủ, trộm vào nhà cũng không biết gì, không mang lại may mắn cho chủ nhân.

“Đừng quá tốt với người”

Vế sau câu nói này chính là: “Đừng quá tốt với người”. Hai vế khi kết hợp với nhau chính là hiện thân của tư tưởng trọn vẹn. Trong đó, nửa câu sau phản ánh một cách chân thực, khôn ngoan của người xưa về việc đối nhân xử thế. Lòng người khó đoán, biết người biết mặt nhưng không thể biết lòng, việc đối xử quá thật thà và quá tốt với người khác nhiều khi mang đến rắc rối cho bản thân.

Không phải ai ở xã hội ngoài kia cũng là kẻ xấu nhưng vẫn phải đề phòng kẻ xấu hãm hại mình. Đối nhân xử thế bên ngoài nên có chừng mực, đừng moi hết ruột gan của mình ra cho người ta, đến khi bị lừa mới “ngã ngửa” thì đã quá muộn.

Sống ở đời, giúp đỡ người khác là một đức tính tốt. Tuy nhiên, nếu cứ hấp tấp sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, không cẩn thận bản thân lại bị vu cáo là thủ phạm. Bạn luôn mong muốn giúp đỡ mọi người ở nơi làm việc, bạn sẽ khiến người ta cảm thấy đó là điều nên làm. Nếu một ngày bạn bận rộn mà từ chối, mọi người sẽ khó chịu, đâm ra đặt điều với bạn.

Cổ nhân dạy “đừng quá tốt với người khác” câu này có nghĩa là mỗi người hãy tự cho mình những điểm thận trọng riêng khi muốn giúp đỡ người khác làm bất cứ việc gì. Cũng giống như câu nói “thăng mễ ân, đấu mễ cừu” nghĩa là “đấu gạo nuôi ân, gánh gạo dưỡng thù”.

Có thể hiểu là nếu chúng ta giúp đỡ một ai đó quá nhiều, họ sẽ nghĩ đó là điều đương nhiên. Khi không giúp nữa họ sẽ nghĩ bạn là người xấu và coi bạn như kẻ thù. Mong muốn của con người vốn là vô tận, nếu dần dần đòi hỏi vượt quá khả năng của mình thì mọi thứ bạn làm trước đây đều có thể trở thành lý do khiến đối phương ghét bỏ, quay lưng với bạn.

Theo:  xevathethao.vn copy link