Trong thời đại cổ xưa, người ta thường nhìn tướng người để biết được tính cách, tiềm năng của người đó. Dựa vào quy luật xem tướng, người ta có thể phần nào đoán được người khác, từ đó đưa ra cái nhìn và quyết định phù hợp.
Đa số mọi người đều tin rằng, họ có thể nhận biết con người, tâm tính và bản chất của người khác thông qua ngũ quan, hình thể và khí thế của người đó. Sau quá trình đúc kết những kinh nghiệm xem tướng này nên người xưa mới có câu: “Ngựa xem tứ vó, người xem tứ tướng”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thực sự của câu nói này.
“Ngựa xem tứ vó” nghĩa là gì?
Mỗi ngày, nếu ngựa mà đi ngàn dặm, mỗi lần ăn có thể ăn hết một thạch thóc. Người cho ăn lại không biết được khả năng đi ngàn dặm của nó. Vì thế, con ngựa tuy có tài nhưng lại ăn không đủ no, sức không đủ khỏe, tài năng cùng ưu điểm cũng không thể biểu hiện được ra bên ngoài.
Người xưa có câu “Ngựa xem tứ vó”. Liệu câu này có phải ám chỉ việc xem ngựa tốt hay xấu phụ thuộc vào việc quan sát 4 vó ngựa hay không? Thực tế, 4 vó không phải nói đến 4 chân của con ngựa mà chỉ 4 bộ vị ở trên vó ngựa.
Bốn bộ vị này bao gồm: Đề duyên, đề quan, đề bích, đề để giá. Khi xem vó ngựa, chỉ cần nhìn vào bốn điểm này có thể biết được con ngựa đó có tốt hay không. Nếu con ngựa có bốn vó đều tốt, con ngựa này sẽ được gọi là ‘thiên lý mã’ (tức là con ngựa có thể chạy ngàn dặm một ngày).
Người ngoài nghề khi xem ngựa thường chỉ nhìn dáng vẻ bề ngoài. Ví dụ, nếu nhìn thấy con ngựa cao lớn uy mãnh, cơ bắp phát triển, lông mượt sáng bóng họ sẽ cho rằng đây là con ngựa tốt, có thể đi ngàn dặm mỗi ngày. Tuy nhiên, với những người thực sự hiểu về ngựa, họ không chỉ xem bề ngoài mà còn nhìn cả vào bốn vó của con vật.
Như vậy, câu “Ngựa xem tứ vó” muốn nói với mọi người rằng, trong công việc mọi người cần phải nhìn nhận vào hiệu quả thực tế chứ không nên dừng lại ở lời nói hoặc là hình thức bên ngoài. Nếu lúc nào cũng chỉ nhìn vào bên ngoài, kết cục đa phần sẽ là thất bại.
Vì thế, một con ngựa có tình trạng bốn vó tốt hơn thì đây sẽ được coi là một con ngựa tiềm năng. Trong suy nghĩ của người dân nông thôn, câu nói này còn có hàm ý không phải làm việc gì cũng nhìn vào hiện tượng bề ngoài. Trong hầu hết các trường hợp, ngoại hình nhiều khi có thể lừa dối người khác…
“Người xem tứ tướng” nghĩa là gì?
So với cách nhìn ngựa thì cách nhìn người cũng có nhiều điểm tương tự. Người xưa có câu “Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt”. Điều này cho thấy, người xưa rất biết cách nhìn người, họ có thể qua tướng mạo mà phần nào nhìn thấu tâm can của người khác.
Việc này rất có lợi khi bạn tiếp xúc với mọi người, bởi nó giúp bạn hiểu được bản chất của họ hơn, biết cách đối nhân xử thế phù hợp. Đừng vội tin tưởng quá nhanh vào người khác, dẫn tới bản thân bị thiệt thòi về lợi ích, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Trong suy nghĩ của người xưa, họ khẳng định “Người xem tứ tướng”, tức là muốn quan sát một người và hiểu được tính cách của người đó phải bắt đầu từ bốn phương diện. Vậy cậu nói này có nghĩa là gì?
Hiểu đơn giản, khi nhìn người cần cẩn trọng nhìn nhận qua 4 phương diện đó là:
1. Tướng mạo
Khi nhắc tới tướng mạo của một người, người ta sẽ nói ngay tới ngũ quan. Ngũ quan tức là 5 giác quan trên cơ thể. Trên thực tế, dù gian trá, xảo quyệt hay là chính nhân quân tử, mọi người hầu hết có thể thấy được từ mặt.
Vì thế, khi nhìn diện mạo, chúng ta có thể đoán được một phần tính cách của người đó.
2. Da thịt
Da thịt con người ý chỉ làn da và màu da. Với những người có làn da hồng hào, ngoài đời hay cười sẽ được cho là người có gia cảnh sung túc, hôn nhân hạnh phúc, viên mãn.
Ngược lại, nếu một người có làn da thô ráp, xỉn màu hoặc sắc mặt vàng vọt, da mỏng và nhăn nheo, rất có thể người này có cuộc sống khó khăn, gia cảnh tồi tệ. Bên cạnh đó, xương và thịt có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu như xương khỏe mạnh thì khí huyết sẽ tốt, ngược lại nếu xương yếu thì khí huyết sẽ bị suy kiệt. Xương cốt dẻo dai sẽ phải có máu thịt khỏe mạnh nâng đỡ.
3. Cốt xương
Khi quan sát một người, việc xem xét tướng xương của người nó sẽ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, so với những đặc điểm ở trên khuôn mặt thì xương sẽ khó xác định hơn.
Thế nhưng cũng có một số người có hình dạng xương rõ ràng và dễ dàng phân biệt. Đặc biệt, đối với xương thì nam nữ đều có như nhau. Chỉ cần xương lõm xuống và khô héo, người đó thường cô đơn, nghèo khó, có cuộc đời thăng trầm lên xuống. Bên cạnh đó, nếu có hình dạng xương tròn và nhô ra, điều này có nghĩa đây là người có năng lực vượt trội.
4. Tướng khí
Tướng khí không chỉ bộc lộ tinh thần của một người mà còn phản ánh khí sắc của người đó. Nếu một người có nước da đẹp, họ sẽ dễ gây ấn tượng với đối phương, cho thấy người này là người tràn đầy năng lượng.
Bên cạnh đó, nước da không chỉ tự nhiên mà có. Ngoại hình đẹp có thể là kết quả của việc áp dụng những thói quen đều đặn cùng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh. Nếu có một nước da đẹp, dù ăn mặc giản dị họ cũng vẫn được người khác để ý và yêu thích.
Tuy nhiên, những thuật xem tướng này lại không được nhiều người trong xã hội hiện đại tin tưởng. Thế nhưng không thể phủ nhận rằng, nhân tướng học và kiến thức của con người do tổ tiên truyền lại. Tuy những điều này không hẳn là khoa học, nhưng nó rất đáng để chúng ta suy nghĩ.