Chấp nhận khó khăn bằng trái tim bình thản
Cuộc sống này có lúc lên cao, có khi cũng xuống thấp. Cũng giống như thủy triều lên xuống không ngừng. Ai cũng có những ngày tồi tệ, có thời điểm không vui trong đời, nhưng lúc vượt qua rồi sẽ cảm thấy mọi thứ rất bình thường.
Nhẫn nại
Người xưa dạy: Khoan dung một chốc, giải nỗi lo trăm ngày. Khi gặp vận rủi, nếu bạn có thể nhẫn chịu, cúi đầu bỏ qua, mọi việc sẽ trôi qua nhanh chóng. Suy cho cùng thì con người chịu đựng được đau khổ mà người khác không thể chịu thì mới có thể thành tựu sự nghiệp mà người khác không có. Cũng giống như đạo lý, một người không chăm chỉ, nỗ lực thì sao có thể gặt hái thành công được.
Biết chia sẻ với người khác
Sẵn sàng cho đi thì mới có thể nhận lại, không mất thì sao có được. Ông cha ta dạy: Của đi thay người, chính là nói rằng, trong cái rủi có thể có cái may, cũng có thể đang gánh đỡ cho bạn một vận hạn khác.
Ăn mặc đúng mục
Có người quá chú trọng việc ăn mặc, lúc nào muốn thu hút sự chú ý của người khác và khoe khoang chính bản thân mình. Nhưng vốn dĩ cách ăn mặc sang trọng hay không cũng không thể mang lại may mắn mà ngược lại còn thu hút vận đen. Bởi vì phúc đức của một người là có hạn, nếu như bạn hưởng hết rồi thì sau này sẽ còn lại gì? Phúc đức dùng hết, tai ương liền tới. Đó chính là lý do mà người xưa luôn dạy, cần “tích đức, tích đức”.
Nói ít tránh họa
Có câu phúc họa tự chiêu. Khi một người gặp đen đủi, rất dễ nói sai nhiều điều. Bởi vì lúc đó bản thân không lý trí, lúc nào dựa vào cảm xúc mà nói nên toàn những lời oán thán, phàn nàn.
Cổ nhân dạy: “Nói dài, nói dai thành ra nói dại”, khi ấy cần điều chỉnh tâm thái bản thân. Như một câu nói của người xưa “Miệng nên ít nói, tự nhiên ít họa”.