Trước hết tôi xin nói qua một vấn đề mang tính lý luận, đó là ý nghĩa của hình phạt trong luật hình sự.
Như tôi đã phát biểu trong bài Mạn đàm về án tử hình, thì hình phạt trong luật hình sự không chỉ có tính răn đe, mà nó còn có tính báo oán (2 tính chất còn lại là giúp cải tà quy chính và đền bù thiệt hại). Tính báo oán có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội, tôi sẽ phân tích tiếp ở phần sau. Giờ đây tôi xin dẫn ra vài ý kiến của một số đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về Bộ luật Hình sự sửa đổi vừa qua.
Ảnh minh họa. |
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Độ, nguyên Phó chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, khi phân tích về án tử hình đã nói: “Trên góc độ của người nghiên cứu luật hình sự nhiều năm, tôi cho rằng không phải cứ áp dụng hình phạt tử hình thì giảm tội phạm. Tử hình không răn đe được, tác dụng răn đe không nhiều. Thực tế khi chúng tôi đi xét xử các vụ án hình sự có hình phạt tử hình, hỏi bị cáo phạm tội giết người có nghĩ đến án tử hình khi gây án không thì bị cáo đáp lúc ấy điên lên không nghĩ cái gì cả”.
Phát biểu này theo tôi là không phản ánh đúng bản chất của hình phạt, chỉ hướng đến tính răn đe của hình phạt. Thực ra, răn đe là một tính nổi bật, dễ nhận thấy của hình phạt. Còn báo oán, một thuộc tính vô cùng quan trọng khác của hình phạt, thì ít nhận thấy.
Báo oán nghĩa là công lý thay mặt nạn nhân để trả thù kẻ ra gây ra tội ác. Nó làm cho cộng đồng cảm thấy thỏa mãn với công lý, tin vào công lý. Nếu hình phạt không mang tính báo oán, cộng đồng sẽ chán nản, mất niềm tin vào công lý. Vì vậy nếu các nhà làm luật suy nghĩ rằng hình phạt chỉ mang tính răn đe, không mang tính báo oán, sửa luật theo hướng đó, thì là điều nguy hại. Vì nó sẽ làm cho lòng dân bất phục công lý, tức là bất phục nhà nước.
Tôi lấy thí dụ về vụ án giết 6 người ở Bình Phước mà tôi đã giả định ở phần đầu. Giả sử luật xóa án tử hình, và nếu chúng ta tuyên hung thủ chung thân thì sao? Về mặt răn đe, chung thân cũng đã đủ, vì chung thân cũng đã làm cho hung thủ khốn khổ một đời người. Nhưng án chung thân chắc gì sẽ không làm phẫn nộ cộng đồng? Tôi nghĩ trong vụ này, nếu tuyên chung thân, tâm lý báo oán của cộng đồng có thể bị tổn thương nghiêm trọng, vì tôi nghĩ đa số người Việt Nam hiện nay không chấp nhận kẻ giết 6 mạng người lại không bị công lý trừng phạt bằng mức án tử hình.
Đến đây nảy sinh câu hỏi: Vậy thì vì sao một số nước đã bỏ án tử hình, mà cộng đồng nước họ vẫn chấp nhận? Xin thưa, ở đây lại là vấn đề khác cần bàn tiếp. Điều này phụ thuộc vào tâm lý cộng đồng, phụ thuộc vào một quá trình thay đổi nhận thức lâu dài ở các xã hội đó. Nó làm biến chuyển dần dần tâm lý báo oán của người dân, đến lúc đa số thành viên trong cộng đồng chấp nhận rằng, chỉ cần báo oán đến mức chung thân là đủ đối với một số tội ác nào đó, thì pháp luật có thể xóa án tử hình cho các tội đó.
Ở xã hội Việt Nam, lâu nay tôi chưa hề thấy diễn ra quá trình làm thay đổi nhận thức trong cộng đồng theo hướng đó. Tâm lý báo oán của người Việt Nam phổ biến hiện nay, theo tôi, dường như là giết người dã man thì phải bị tử hình. Muốn chung thân thì phải có yếu tố giảm nhẹ gì đó. Cho nên đùng một cái, xóa án tử hình cho một số tội ác mà cộng đồng rất phẫn nộ thì là vội vàng. Và nó sẽ đưa đến tâm lý không tin vào công lý. Tôi lấy thí dụ vụ án Lê Văn Luyện giết 3 người ở Bắc Giang. Dù rằng Luyện chưa đủ 18 tuổi nên lãnh án chung thân theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, nhưng tâm lý cộng đồng Việt Nam chúng ta đối với vụ này theo tôi là không thỏa mãn.
Trở lại vấn đề bỏ án tử hình, tôi cho rằng Quốc hội cần có nghiên cứu thăm dò tâm lý xã hội, xem mức độ chấp nhận của cộng đồng như thế nào. Từ đó cân nhắc có thể xóa án tử hình cho tội gì, tội gì thì chưa thể xóa mà cần một thời gian nữa để thay đổi nhận thức, tâm lý. Chứ không nên đề xuất theo cảm tính trong khi thảo luận vấn đề này, vì nếu không chính xác thì nó ảnh hưởng lớn đến việc an dân.
Thảm sát Bình Phước: Nghi can thứ 3 sợ Dương giết cả nhà Tại cơ quan điều tra, Thoại khai nhận: "Em thấy Dương rất quyết tâm nên sợ nó thù và giết cả nhà em". |
Tiếng kêu xé lòng của người nhà nạn nhân vụ thảm sát Bình Phước Khi 2 nghi can được lực lượng chức năng áp tải lên xe về trại giam, người nhà nạn nhân quá đau đớn hét lên: "Sao các người ác vậy?". |