Cha mẹ quá xem thường con cái
Một số gia đình thì cha mẹ miệng nói yêu các con bằng nhau, gì cũng đối xử công bằng nhưng thực tế nhà nào cũng có sự thiên vị con cái. Nếu là đứa trẻ được thiên vị, cưng chiều thì chúng sẽ cảm thấy mình là tất cả, chúng dựa vào cha mẹ chiều để tác oai tác quái. Những đứa con không được cha mẹ coi trọng thì ngay từ nhỏ chúng ta đã mất niềm tin vào gia đình, từ nhỏ cha mẹ không thương nên lớn lên chúng sẽ có tâm lý chống đối cha mẹ.
Về già nếu cha mẹ muốn có được sự quan tâm đồng đều từ các con thì nhất định phải thương con cái bằng nhau. Đừng đứa khinh đứa trọng rồi về già hối hận khi con cái không hiếu thảo với mình.
Cha mẹ mặc kệ con cái
Những thói quen và tính cách của trẻ đều được học từ nhỏ. Nhiều cha mẹ phớt lờ đi hành vi sai trái của mình, lúc nào cũng bao biện cho con cái. Kết quả là con cái không có ý thức hiếu thảo với cha mẹ sau này.
Đồng thời thì tình yêu của cha mẹ cũng làm cho con cái bị suy yếu đi ý thức sống biết ơn với cha mẹ. Thậm chí khi lớn lên, chúng sẽ cho rằng tình yêu và sự tử tế của cha mẹ dành cho con cái là điều đương nhiên.
Cha mẹ không làm gương
Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái, nếu cha mẹ không tốt thì những thói xấu đó con cái sẽ học theo,
Nhất là trong gia đình có cha mẹ vô hình, không tham gia quá trình nuôi dạy con cái thì sau này chúng cũng sẽ không tình cảm với cha mẹ.
Dù hiếu thảo với cha mẹ chính là đạo đức truyền thống được cả xã hội ủng hộ, nhưng cách làm, cách ứng xử của cha mẹ thực sự khiến con cái khó hiếu kính với cha mẹ. Tuổi già cô đơn, con cái xa lánh là điều dễ hiểu.
Thay vì trách móc con cái không hiếu thảo, cha mẹ nên làm tốt việc của mình khi còn trẻ, làm gương tốt cho con cháu.