Công chức, viên chức sau tăng lương cơ sở: Mức tăng cao nhất, thấp nhất thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Từ tháng 7 tới đây, mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/ tháng nên lương của cán bộ, công chức, viên chức tăng theo. Vậy mức tăng cao nhất, thấp nhất thế nào?

Từ tháng 7 tới đây, mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/ tháng nên lương của cán bộ, công chức, viên chức tăng theo. Vậy mức tăng cao nhất, thấp nhất thế nào?

Lương cơ sở chính thức tăng từ 1/7/2023

hinh-tien

Theo Nghị quyết được Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm 2022, từ ngày 1/7/2023 sẽ thực hiện tăng lương cơ sở hp cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Mức tăng này tương đương với 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức, viên chức được tính theo công thức: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương

Chẳng hạn, công chức đang có hệ số lương khởi điểm là 2,34. Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1,49 triệu đồng thì tiền lương công chức này nhận được là 2,34 x 1,49 = 3,486 triệu đồng/tháng.

Nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7, thì tiền lương công chức này là 2,34 x 1,8 = 4,212 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nếu áp dụng mức lương mới thì thu nhập của công chức trong trường hợp này tăng 725.400 đồng/tháng.

Đối tượng được tăng nhiều nhất và thấp nhấp

Theo cách tính lương, người có hệ số lương cao nhất sẽ có mức tăng nhiều nhất và ngược lại, người hưởng hệ số lương thấp nhất sẽ có mức tăng thấp nhất khi lương cơ sở tăng.

Nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7, tiền lương công chức loại A3 bậc 6, hệ số 8 có mức tăng cao nhất. Còn mức tăng ít nhất thuộc về công chức loại C bậc 1 với hệ số 1,35.

Theo thang bảng lương, hiện công chức được chia làm các loại A, B và C. Trong đó, công chức loại A có 4 loại: A0, A1, A2, A3.

congchuc-vienchuc-568

- Công chức loại A3 được chia làm hai nhóm:

Nhóm 1: hệ số thấp nhất - Bậc 1 là 6,2; còn bậc 6 cao nhất là hệ số 8.

Nhóm 2: bậc 1 thấp nhất là 5,75 và bậc 6 cao nhất 7,55.

- Công chức loại A2 cũng được chia làm 2 nhóm, mức hệ số dao động từ hệ số 4 – 6,78.

- Công chức loại A1, được chia làm 9 bậc, mức hệ số dao động từ 2,34 – 4,98.

- Công chức loại A0 chia làm 10 bậc, hệ số mức thấp nhất 2,1 và cao nhất 4,89.

Với công chức loại B, bậc 1 có hệ số 1,86 và bậc 12 cao nhất là 4,06.

Công chức loại C, được chia là 3 nhóm:

- Nhóm 1 có hệ số bậc 1 là 1,65 và bậc 12 cao nhất là 3,63;

- Nhóm 2 hệ số từ 1,5 – 3,48

- Nhóm 3 hệ số dao động từ 1,35 – 3,33.

Căn cứ vào thang bảng lương như vậy, mức tăng lương cao nhất thuộc công chức loại A3, bậc 6, hệ số 8, với mức tăng từ 11,92 triệu lên 14,40 triệu đồng/tháng chưa kể các phụ cấp khác, từ ngày 1/7.

Mức tăng ít nhất thuộc về công chức loại C, bậc 1 với hệ số 1,35 và mức lương sẽ tăng từ 2,011 triệu lên 2,43 triệu đồng/tháng chưa kể các phụ cấp khác, từ 1/7.

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 của các địa phương lấy từ đâu?

Theo Điều 4 Thông tư 78/2022/TT-BTC, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 của các địa phương lấy từ:

- 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện so với dự toán, (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước) được Thủ tướng Chính phủ giao;

- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 còn dư chuyển sang;

tang-luong--16670364627151543126093

- 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao;

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được quy định cụ thể như sau:

+ Đối với các cơ quan hành chính nhà nước (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương):

Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

+ Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

Theo:  xevathethao.vn copy link