Bệnh về gan
Nếu thường xuyên thức dậy vào nửa đêm, bạn nên bắt đầu cảnh giác với loại bệnh này. Việc thường xuyên tỉnh ngủ vào lúc 2 hay 3 giờ sáng có thể là tín hiệu gan của bạn đang có vấn đề.
Là một bộ phận quan trọng của con người, gan có chức năng thúc đẩy sự bài tiết chất độc. Trong khi ngủ vào ban đêm, gan vẫn tiếp tục bài tiết độc tố. Nếu gan bị tổn thương, quá trình này sẽ bị gián đoạn, suy giảm chức năng của gan và xuất hiện tình trạng mất ngủ.
Nếu thường xuyên thức giấc vào 2 hay 3 giờ sáng mà chưa xác định được nguyên nhân, tốt hơn hết bạn nên kiểm tra xem chức năng gan có bình thường không. Nếu thực sự có vấn đề, điều cần làm là thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời để phục hồi sức khỏe cho gan.
Bệnh dạ dày
Thức dậy vào nửa đêm không phải là một tín hiệu tốt, bởi vì đây có thể là dấu hiệu của người mắc bệnh dạ dày. Trong quá trình phát triển của bệnh dạ dày, ngoài đường tiêu hóa kém, dễ bị tỉnh giấc vào ban đêm cũng là một biểu hiện đáng chú ý của bệnh, đặc biệt là khi bệnh viêm dạ dày trào ngược dịch mật xuất hiện. Ảnh hưởng của bệnh này khiến bệnh nhân trong giấc ngủ dễ bị ợ nóng, trào ngược axit, buồn nôn.
Nhiều người đã quen với việc thức dậy vào giữa đêm, đặc biệt trong số họ có thói quen ăn tối muộn trước khi đi ngủ. Nếu việc này là tín hiệu của bệnh dạ dày, cần cải thiện kịp thời và điều trị đúng cách để khôi phục tình trạng sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tiếp tục phát triển.
Thiếu máu
Y học Trung Quốc cho rằng những người tự nhiên thức dậy vào lúc 3 hoặc 4 giờ sáng có thể không đủ khí và huyết. Bởi vì khi không đủ khí và huyết, quá trình lưu thông máu trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến lượng máu cung cấp cho tim không đủ.
Tim đập nhanh và hồi hộp có thể xảy ra sau khi lượng máu cung cấp cho tim không đủ, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, những người thường xuyên thức giấc giữa đêm nên kiểm tra khí, huyết càng sớm càng tốt, với tình trạng thiếu máu cần được bổ sung kịp thời.
Trầm cảm
Thường xuyên thức dậy vào 2 hay 3 giờ không chỉ đơn giản là do mất ngủ mà có thể do nhưng bệnh khác ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, mà một trong số này rất có khả năng là trầm cảm.
Số lượng bệnh nhân trầm cảm ngày một tăng mạnh trong những năm qua. Trong quá trình bệnh phát triển, con người sẽ có cảm xúc tiêu cực đáng kể và kéo dài, dẫn đến rối loạn mất ngủ. Nếu thức dậy lúc hai hoặc ba giờ do ảnh hưởng của bệnh này, việc cần làm là kiểm soát sự phát triển của trầm cảm thông qua các phương pháp điều trị thích hợp. Tâm trạng xấu sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường, phải từ từ điều chỉnh mới có thể cải thiện được.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ đề cập đến sự ngừng thở liên tục của luồng không khí qua miệng hoặc mũi trong hơn 10 giây và hơn 30 lần trong vòng 7 giờ sau khi ngủ vào ban đêm.
Các triệu chứng phổ biến nhất là buồn ngủ vào ban ngày, mất ngủ vào ban đêm, ngáy và đau đầu vào buổi sáng. Giấc ngủ luôn bị ảnh hưởng bởi chứng ngưng thở vào ban đêm.
Cách để có giấc ngủ ngon vào ban đêm
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đơn giản là có chất lượng giấc ngủ kém, trước tiên bạn có thể cải thiện tình trạng này thông qua một số lựa chọn lối sống.
Làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên
Một số người có chất lượng giấc ngủ kém luôn muốn ngủ nhiều hơn vào cuối tuần để bắt kịp giấc ngủ. Nhưng điều này là không nên, nhất là đối với những người bị mất ngủ. Tốt nhất bạn nên thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, điều chỉnh thói quen của bản thân và rèn luyện cơ thể để đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy vào một giờ cố định.
Tránh rượu
Tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng uống rượu sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng và rượu có tác dụng làm dịu trong vài giờ đầu tiên, nhưng sau đó gây ra tình trạng tỉnh giấc thường xuyên và khó ngủ vào ban đêm. Vì vậy, cố gắng để có được một giấc ngủ ngon nhờ rượu thực sự không khả thi.
Tránh ngủ trưa dài
Chợp mắt có vẻ là một cách tốt để bắt kịp giấc ngủ, nhưng không phải vậy. Độ dài của giấc ngủ ngắn có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vì vậy, nếu bạn luôn thức giấc liên tục trong đêm, bạn nên cố gắng không ngủ trưa.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Tuy nhiên cần lưu ý tránh tập thể dục trước khi đi ngủ, tập thể dục trước khi ngủ sẽ kích thích cơ thể dấn đến khó ngủ. Do đó, bạn nên kết thúc tập trước khi ngủ 3 tiếng.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng và chất lượng giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu áp lực quá cao khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, bạn hãy thử thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như phương pháp thư giãn hít thở sâu hoặc thiền định.
Giấc ngủ có vai trò tối quan trọng đến sức khỏe. Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên mất ngủ, hãy xác định rõ nguyên nhân để có cách khắc phục kịp thời.