Khi nhiệt độ cao, cơ thể cần có nhiều nước hơn. Để duy trì nhiệt độ và làm mát cho cơ thể, tim cần bơm máu với tốc độ nhanh. Một số người bị yếu tim hoặc bị tổn thương tim có nguy cơ bị say nắng cao, mất nước, rối loạn nhịp tim, đau họng và đau tim. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là một số cách để giữ cho tim được khỏe mạnh trong mùa hè.
1. Hạn chế những hoạt động ngoài trời
Hoạt động tập thể dục ngoài trời vốn được biết đến rất tốt cho sức khỏe nhưng vào mùa hè, bạn cần phải giảm căng thẳng cho tim do nhiệt độ nóng bức. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế những hoạt động ngoài trời, còn nếu muốn thực hiện các hoạt động như đi bộ nhanh, chạy bộ hay làm vườn thì nên làm vào buổi chiều mát chứ không làm buổi sáng. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý ở trong nhà vào buổi sáng và buổi chiều khi nhiệt độ cao nhất. Nếu định ra ngoài, thì nên mặc quần áo có màu sáng làm từ chất liệu thoáng khí như cotton.
2. Giữ cho cơ thể luôn đủ nước
Nhiệt độ cao sẽ rất dễ làm cơ thể bị mất nước và lấy đi chất lỏng cũng như chất điện giải quan trọng của cơ thể. Bệnh nhân tim phải uống đủ nước vì mất nước có thể làm co mạch máu và gây thêm áp lực cho tim. Đồng thời, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước.
3. Tránh uống rượu, bia và caffein
Việc yống các loại đồ uống có cồn hoặc chứa caffein trong mùa hè sẽ rất dễ gây ra tình trạng cơ thể bị mất nước, từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng tim. Bên cạnh đó, những người thực hiện các thủ thuật nong mạch hay đặt stent và van tim nhân tạo cần phải hết hết sức chú ý vì mất nước có thể làm máu ngưng tụ, gây tắc stent. Vì vậy, cần uống nhiều nước thay vì uống các loại đồ uống có chứa cafein và cồn.
4. Chế độ ăn uống cân bằng
Trái cây, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng và các loại đậu khác đều là những lựa chọn tốt. Tránh đồ ăn vặt, cay, nhiều dầu mỡ, đồ hộp và thức ăn chế biến sẵn. Trong trường hợp nếu như bạn ăn thực phẩm đóng gói, hãy kiểm tra bảng thành phần để biết hàm lượng natri.
5. Chọn thuốc đúng cách
Những người đang mắc bệnh tim hoặc cao huyết áp thường được kê đơn thuốc lợi tiểu hay còn gọi là thuốc thải nước. Nhưng khi uống vào mùa hè, thuốc có thể gây mất nước do tăng tiểu tiện. Ngay cả việc sử dụng thuốc chống trầm cảm và những loại thuốc kháng histamine cũng có thể cản trở việc tiết mồ hôi, từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, nếu cảm thấy chóng mặt hay choáng váng, thì nên hỏi bác sĩ về việc giảm liều dùng trong mùa hè.
6. Liên lạc, trao đổi thường xuyên với bác sĩ
Do áp lực lên tim tăng cao, bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tim có thể bị đau thắt ngực và cần thở oxy trong cả mùa hè. Để tránh nguy cơ suy tim, thì nên thường xuyên giữ liên lạc với bác sĩ sẽ là cách tốt nhất. Bệnh nhân bị bệnh tim mạch có thể bị các cơn đau thắt ngực trong mùa hè do áp lực lên tim tăng và nhu cầu oxy cao hơn. Hơn nữa, những người này có nguy cơ bị rung nhĩ hoạc suy tim sung huyết. Do vậy, điều quan trọng đối với những người bị bệnh tim là duy trì sức khỏe và biện pháp phòng ngừa cần thiết khi nhiệt độ tăng. Nếu bạn thấy có các triệu chứng nghi ngờ say nóng, cần đi tới bệnh viện gần nhất ngay lập tức để tránh bất cứ hậu quả nào.