Thân phận thấp kém, bị hạn chế quyền tự do đi lại nên nhiều mong muốn của cung nữ thường không được thỏa mãn. Đặc biệt, họ không có quyền tự do yêu đương, tìm hiểu hay lấy chồng khi hầu hạ trong hậu cung. Tuy vậy, cung nữ thời xưa cũng có cách riêng để giải quyết nhu cầu sinh lý.
Cung nữ thời xưa làm thế nào để giải quyết nhu cầu sinh lý?
Trong xã hội phong kiến, hành động của cung nữ bị hạn chế nghiêm ngặt. Họ chỉ có thể dựa dẫm và giao tiếp với những cung nữ khác trong triều để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tình cảm của mình. Theo thời gian, nhiều cung nữ thường hình thành mối quan hệ mật thiết với nhau. Có thể nói mối quan hệ này là chỗ dựa và niềm an ủi duy nhất của họ. Trong môi trường cạnh tranh và căng thẳng này, tình cảm gắn bó mà họ có với nhau trở thành động lực để họ đứng vững trước khó khăn, một số cung nữ bắt đầu chọn hành vi "đối thực".
Đối thực là loại hành vi khá phổ biến trong các triều đình cổ đại nhưng đó là tình thế mà các cung nữ bất lực đành lựa chọn. "Đối thực" có nguồn gốc từ hậu cung nhà Hán và được dùng để chỉ mối quan hệ tình dục giữa các cung nữ. Vào thời Hán Vũ Đế, cụm từ này xuất hiện để chỉ mối quan hệ giữa Trần Hoàng hậu và các cung nữ của bà.
Trần Hoàng hậu xinh đẹp và quyến rũ, cực thông minh, giành được sự sủng ái của hoàng đế. Bà không chỉ có vẻ đẹp tuyệt vời mà còn có được địa vị rất cao trong hậu cung nhờ vào trí tuệ của mình. Người ta nói rằng ngay cả những chính sách mà Hán Vũ Đế đưa ra cũng phải được Trần Hoàng hậu phê chuẩn, điều này cho thấy quyền lực của bà trong cung.
Trần Hoàng hậu có một nhóm cung nữ phục vụ cực trung thành. Theo truyền thuyết, vào nửa đêm, khi các cung nữ khác đã ngủ say, Trần Hoàng hậu sẽ đến phòng các đệ tử thân yêu của mình. Họ đóng cửa, kéo rèm, chỉ thắp một ngọn nến lờ mờ, 2 thân ảnh xinh đẹp quấn lấy nhau trong ánh nến mơ hồ này. Sau khi duy trì mối quan hệ này một thời gian, cuối cùng mọi chuyện truyền đến tai Hán Vũ Đế. Hoàng đế vô cùng tức giận, tuyên bố hoàng hậu băng hoại đạo đức, cuối cùng tước bỏ quyền lực và giáng bà xuống làm thường dân.
Sang đến thời nhà Thanh, hành vi "đối thực" bị nghiêm cấm. Các cung nữ sẽ chịu hình phạt tàn khốc nếu bị phát hiện quan hệ "đối thực" với nhau.
Ban đầu, "đối thực" dùng để chỉ mối quan hệ đồng tính giữa các cung nữ nhưng sau này cũng dùng để nói về quan hệ giữa các hoạn quan và cung nữ. Nó được sử sách ghi lại là cách tồi tệ nhất để làm dịu cơn đói khát. Thái giám không người thừa kế, cung nữ cũng chẳng thể có người bầu bạn. Trong cung, họ nương tựa lẫn nhau, dễ dàng sinh tồn.
Cung nữ và thái giám thường có một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi. Nhưng vào thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương rất ghét hành vi này. Nếu thái giám hoặc cung nữ bị phát hiện có quan hệ "đối thực" thì sẽ bị tra tấn, thậm chí còn bị hành quyết bằng hình thức lột da vô cùng dã man. Vào thời Vĩnh Lạc, vì địa vị của hoạn quan dần trở nên nổi bật, hoàng đế đã nhắm mắt làm ngơ trước vấn đề này.
Cung nữ sau khi xuất cung chấp nhận cuộc sống cô độc cả đời
Từ ngày xa xưa, triều đình thường tuyển chọn những thiếu nữ 13 - 14 tuổi vào cung qua nhiều bài kiểm tra. Đến khoảng 25 - 30 tuổi, họ sẽ được xuất cung. Độ tuổi này đã là quá lứa lỡ thì bởi vì người xưa lấy chồng sinh con khi vào khoảng 15 tuổi. Chính vì vậy, khi các cung nữ xuất cung thì khó có thể tìm được 1 nam nhân độc thân, họ chỉ có 2 lựa chọn là trở thành vợ lẽ của người khác hoặc là không lấy chồng.
Vì đã quen với những mưu mô chốn thâm cung, những nữ nhân này luôn cảm thấy cuộc sống chông chênh như đang đi trên một lớp băng mỏng. Và những tâm lý này vẫn theo họ đến khi xuất cung, khiến cuộc sống của họ thêm mệt mỏi.
Quá trình làm việc nặng nhọc, phải hầu hạ chủ tử ngày đêm khiến sức khỏe thể chất của những nữ nhân này ngày càng kém đi, hầu như họ sẽ không sống quá lâu và rất khó có con. Đây cũng là một trong những lý do khiến họ khó lấy chồng. Trung Hoa cổ đại rất xem trọng việc nối dõi tông đường, không nam nhân nào chấp nhận cưới một người vợ không thể sinh con.
Một số cung nữ kém may mắn hơn sẽ phải trở thành kỹ nữ thanh lâu để có thể sống qua ngày. Hầu hết các cung nữ sau khi xuất cung đều cô độc cả đời. Cũng có nhiều trường hợp đặc biệt khi các phi tần chủ động tìm chồng tốt cho cung nữ của mình trước khi họ xuất cung. Tuy nhiên các trường hợp này rất hiếm, bởi vì phi tần dành thời gian toan tính cho bản thân của mình còn không đủ, nói chi là tính toán cho người khác.