Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào mới đúng và gọi ý mâm cỗ đơn giản

( PHUNUTODAY ) - Từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan. Vậy, cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào mới đúng?

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào chuẩn nhất?

Theo thông lệ, cúng rằm tháng 7 sẽ diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 Âm lịch mà không cần xem tốt hay xấu bởi vì người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan, để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.

Bạn có thể chọn ngày bất kỳ theo sắp xếp thời gian của mình cho hợp lý miễn sao cũng trước ngày 15 âm lịch là được.

Cúng rằm tháng 7 cúng cô hồn nên thực hiện vào buổi chiều tối. Bởi theo các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, phong thủy thì lễ cúng các cô hồn lang thang, không nơi nương tựa hay chịu nhiều oan khuất trong xã hội. Quan niệm dân gian cho rằng, ban ngày có ánh sáng mặt trời, lúc đó ánh nắng rất mạnh trong khi các cô hồn vừa từ địa ngục lên còn rất yếu. Nếu cúng vào ban ngày thì các cô hồn sẽ không dám lên để đón nhận những vật phẩm cúng bố thí của các gia đình vì họ sợ ánh sáng, sợ ánh nắng lên.

Mâm lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7 (Ảnh minh họa)

Mâm lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7 (Ảnh minh họa)

Cũng theo một vị Đại đức - người từng tham gia nhiều lễ cúng chúng sinh, cúng cô hồn thì ở nhiều nơi, các chùa hay làm lễ vào buổi chiều tối, thậm chí là tối hẳn bởi theo quan niệm dân gian, vào ban ngày, ánh nắng sẽ làm suy yếu, làm bạt các vong hồn và phải đến gần tối thì các vong hồn mới tích tụ lại được. Vì thế, nên cúng cô hồn vào buổi tối hoặc chiều tối thì các cô hồn mới có thể dễ dàng nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho.

Mâm lễ cúng ngày rằm tháng 7:

Mâm lễ cúng Phật

Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi như: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.

Mâm cúng thần linh và gia tiên

Cúng thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.

Đối với mâm lễ cúng tổ tiên chúng ta thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình hoặc là các món mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn.

Mâm cúng chúng sinh

Lễ cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Không cúng xôi, gà, đồ mặn trong lễ cúng cô hồn. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Sở dĩ cháo không thể thiếu cháo loãng vì dân gian quan niệm rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link