Bóng đè có tên khoa học là tình trạng liệt thân khi ngủ, xuất hiện ở những người thường có trạng thái ngủ chập chờn, hay mộng mị, khó thở… Tình trạng này khiến cơ thể rơi vào trạng thái nửa ngủ, nửa tỉnh, xuất hiện đủ loại ảo giác khác nhau, thậm chí có thể khiến cơ thể nghe thấy âm thanh xung quanh, nhưng cho dù bản thân cố gắng dùng sức thế nào đều không thể mở mắt ra hoặc lật mình trở dậy để thoát khỏi cái “bóng vô hình đè nặng” đó. Sau một lúc giãy giụa, cuối cùng mới tỉnh lại được.
Một báo cáo năm 2011 tổng hợp kết quả của 35 nghiên cứu trên 36.000 người cho thấy, 7,6% dân số bị tê liệt trong lúc ngủ hay bị bóng đè. Những người này thường là những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ và những người mắc chứng rối loạn tâm thần, hay lo lắng và trầm cảm.
Các nhà khoa học cho rằng: “Khi trải qua cơn bóng đè sẽ cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng họ, hoặc đang đè lên ngực họ như chiếm cứ phần thân xác điều khiển họ. Chúng tôi cũng đang hướng tới cách giải thích và phát triển theo con đường nghiên cứu về thể xác và linh hồn, trong đó họ cho rằng khi ngủ là lúc phần linh hồn có xu hướng bị yếu. Do đó cần có một tinh thần khỏe mạnh bằng việc quan tâm hơn đến tín ngưỡng và sự tu dưỡng”.
1. Co duỗi ngón chân, nắm chặt bàn tay
Thử co duỗi tứ chi, chẳng hạn như ngón tay và ngón chân. Bởi vì phần lớn triệu chứng liệt thân khi ngủ là ảnh hưởng phần bụng, phần ngực, cổ họng. Vậy nên nếu như bạn tập trung sự chú ý ở ngón chân, và thử co duỗi nó, rất có thể sẽ đánh thức bạn.
2. Co giật mặt
Một biện pháp rất hữu hiệu là sau khi ý thức được bản thân rơi vào trạng thái liệt thân khi ngủ, thì hãy co giật mặt của mình, thông thường làm 2, 3 lần như vậy thì sẽ có thể tỉnh lại.
3. Tự mình nhắc nhở chính mình
Khi bạn cảm thấy bị liệt thân khi ngủ, hãy thả lỏng người trước, rồi nói với bản thân mình “đây là bị bóng đè, sẽ không có chuyện gì đâu”. Như vậy có khả năng sẽ tỉnh lại được nhanh chóng hơn là phản ứng kịch liệt.
4. Tập trung hít thở
Bởi vì hơi thở ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể, sẽ không tê dại giống như các cơ thịt của cánh tay, phần ngực, phần chân. Vậy nên nếu như bạn có thể kiểm soát hơi thở vững chắc thì cảm giác sợ hãi sẽ dần mất đi.
5. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người ngủ cùng giường
Nếu như có người ngủ chung với bạn, hãy nói với họ về trạng thái mà bạn hay gặp phải khi ngủ. Có thể dặn dò họ rằng: “hễ nhìn thấy tôi trong tình trạng khó thở và nhịp thở không đều, ú ớ mà không cựa quậy được, thì hãy gọi tôi dậy”.
6. Không nên phản kháng
Khi bạn cảm thấy bản thân bị đè lại, không thể động đậy được, thì đừng nên phản kháng, nếu không tình trạng có thể trở nên nguy kịch hơn.
7. Lợi dụng tiếng ho
Dùng sự biến đổi của âm thanh, ví như hơi thở, tiếng ho để đánh thức bản thân. Bởi vì loại hành vi này là chịu sự kiếm soát của thần kinh thực vật, dù cho trong lúc ngủ cũng có thể điều tiết một cách có ý thức.
8. Tìm kiếm dũng khí từ tinh thần
Đối với rất nhiều người, đã gửi gắm tinh thần mình nơi tín ngưỡng. Vậy nên, khi gặp phải tình huống này, họ có thể liên tưởng đến hòa bình, sự an toàn sẽ rất mau đã tỉnh lại.
9. Lập ra kế hoạch
Bạn cần phải lập ra kế hoạch, giống như kế hoạch chạy trốn khỏi hỏa hoạn vậy, điều này sẽ giúp cho ý thức của bạn mạnh mẽ hơn. Khi gặp bóng đè bạn sẽ không còn bối rối phải hành động ra sao, không cần phải loay hoay tìm cách cân bằng lại trạng thái.
Nên nhớ rằng, sau khi bị bóng đè thì cần tức khắc xuống giường, mở đèn, rồi rửa mặt bằng nước lạnh. Vì nếu như lại ngủ tiếp, rất có thể sẽ rơi vào trạng thái đó một lần nữa. Các bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, cơ thể luôn khỏe mạnh và thư giãn thì bóng đè sẽ không có cơ hội tìm đến để quấy rầy giấc ngủ của bạn nữa.