Cuối đời vì sao Tư Mã Ý "bí mật" dặn dò con cháu tuyệt đối không được tảo mộ mình?

15:16, Thứ bảy 07/05/2022

( PHUNUTODAY ) - Với cương vị là một thừa tướng quyền lực của Tào Ngụy, lẽ ra Tư Mã Ý phải được chôn cất một cách hoàng tráng. Nhưng Tư Mã Ý lại chọn chôn cất đơn giản, không đồ tùy táng. Đặc biệt, Tư Mã Ý còn nhiều lần dặn dò con cháu rằng đừng quét dọn mộ của ta. Vì sao?

Tư Mã Ý là một trong những quân sư nổi tiếng nhất thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Quan điểm về Tư Mã Ý của người đời sau có nhiều trái ngược.

Nhưng không thể phủ nhận rằng, Ý là người biết giấu mình chờ thời, kiên nhẫn đợi đến khi nhà Tào Ngụy trải qua 3 đời hoàng đế, mới lập mưu làm phản. Tư Mã Ý một tay dọn đường để con trai Tư Mã Chiêu lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn.

Kẻ thù lớn nhất trong đời

Trong cuộc đời nhiều sóng gió, Tư Mã Ý gặp không ít kẻ thù, nhưng có 5 người mà ông luôn lo sợ nhất, theo Kan China. Gia Cát Lượng chỉ xếp thứ ba, vậy 4 người kia là những ai?

Trương Cáp: Tư Mã Ý được coi là người tài năng ngang tầm Gia Cát Lượng, chắc hẳn phải biết rõ rủi ro. Nhưng Ý vẫn ra lệnh, buộc Trương Cáp phải xuất quân. Trong cuộc truy kích năm 231, Trương Cáp trúng vào bẫy mai phục của Gia Cát Lượng và bỏ mạng.

Empty

Tào Chân: Năm 226, khi sắp qua đời, Tào Phi giao con trai là Tào Duệ cho các công thần gồm Tư Mã Ý, Tào Chân và Trần Quần. Tào Chân khi đó uy phong dũng mãnh, lại nắm trong tay binh quyền, Tư Mã Ý không thể so bì.

Gia Cát Lượng: Gia Cát Lượng được coi là kỳ phùng địch thủ của Tư Mã Ý. Trong giai đoạn Gia Cát Lượng phát động chiến dịch Bắc phạt, Tư Mã Ý chỉ ở thế phòng ngự.

Tào Phi: Người xếp thứ hai được trang mạng Trung Quốc đề cập đến là Tào Phi, là người kế thừa di sản của người cha Tào Tháo và cũng giống cha nhất ở tài “nhìn người”. Tào Phi một mặt cất nhắc, trọng dụng Tư Mã Ý, mặt khác áp chế hoàn toàn gia tộc Tư Mã.

Tào Tháo: Dưới thời Tào Tháo, Tư Mã Ý thậm chí còn chưa phải là quân sư, chỉ giữ chức quan bình thường, phụ trách công việc nội chính. Có thể nói, giai đoạn khi Tào Tháo còn sống là những ngày tháng khó khăn nhất trong sự nghiệp của Tư Mã Ý, vì nếu cống hiến quá mức sẽ bị nghi ngờ về lòng trung thành, mà nếu không làm gì cả cũng dẫn tới mất mạng.

Tư Mã Ý không cho con cháu đi tảo mộ?

Theo các chuyên gia, hóa ra Tư Mã Ý cố tình dặn đi dặn lại con cháu không được đến quét dọn mộ của ông là vì chính bài học xương máu trong quá khứ.

Sự sắp đặt kỳ lạ của Tư Mã Ý trước khi qua đời được cho là có liên quan đến "sự biến lăng Cao Bình". Cuộc đảo chính này cũng là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Tư Mã Ý.

Cụ thể, năm 249, Ngụy đế Tào Phương cùng với Tào Sảng, quyền thần của nhà Ngụy, đến lăng Cao Bình để bái tế mộ Minh đế. Lúc bấy giờ, Tư Mã Ý chớp lấy cơ hội này để phát động một cuộc đảo chính, nắm quân quyền ở kinh thành Lạc Dương, đồng thời ép Tào Sảng phải đầu hàng.

Tào Sảng tưởng rằng nếu đầu hàng thì vẫn có thể thụ hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý. Đáng tiếc, Tào Sảng đã lầm. Bởi Tư Mã Ý nuốt lời và ra lệnh hành quyết phe cánh của Tào Sảng cùng họ hàng vì tội danh mưu phản.

Sự biến lăng Cao Bình là bước ngoặt để gia tộc Tư Mã chính thức nắm toàn bộ quyền lực của Tào Ngụy, biến hoàng đế họ Tào chỉ còn trên danh nghĩa.

Nguyên nhân không ngờ

Sở dĩ cuộc đảo chính lăng Cao Bình có thể thành công chính là vì lý do tảo mộ và bị đánh úp từ phía sau. Do là người trong cuộc và từng trải qua, nên Tư Mã Ý lo lắng người khác sẽ có thể làm theo.

Đến lúc đó, khi con cháu Tư Mã Ý đang sửa sang, quét dọn lăng mộ của ông thì những kẻ mưu phản cũng đã dàn dựng một cuộc đảo chính. Chính vì vậy, trước khi qua đời, Tư Mã Ý không cho phép con cháu đi bái tế, sửa sang lại lăng mộ của mình, cũng là ngầm ngăn chặn bi kịch có thể xảy ra.

Trong tâm lý học có một hiện tượng gọi là "hiện ứng phóng chiếu", tức là khi bạn đối xử với người khác như thế nào thì bạn cũng sẽ lo lắng người khác đối xử với mình như thế. Trước khi qua đời, đây chính là loại tâm lý của Tư Mã Ý.

Empty

Gần 2.000 năm sau khi xảy ra sự biến lăng Cao Bình và Tư Mã Ý cũng ra đi chừng ấy thời gian. Nhiều chuyên gia đã cố gắng tìm hiểu về nguyên nhân Tư Mã Ý lại không cho con cháu của mình đi tảo mộ, quét dọn lăng mộ. Thậm chí, lăng mộ của Tư Mã Ý ở đâu vẫn còn là một ẩn số lớn với hậu thế. Nhưng với những suy đoán trên, nhiều khả năng Tư Mã Ý di ngôn lại như vậy nhằm bảo vệ cho hậu duệ sau này.

Cả đời thận trọng tính toán, che giấu tham vọng xưng bá thiên hạ, không ngờ ngay trước khi qua đời, Tư Mã Ý vẫn có mưu sâu. Hơn nữa, mưu kế ngầm này lại trở thành bài toán thách thức hậu thế suốt hàng nghìn năm qua. Tư Mã Ý quả không hổ danh là một trong những nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch sử Tam Quốc.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Mộc