Trên trang cá nhân của mình, Đàm Vĩnh Hưng vừa chia sẻ dòng tâm sự khá dài kèm theo đó là những hình ảnh đi theo trào lưu già hóa. "Ông hoàng nhạc Việt" viết: "Không biết mọi người thế nào chứ. Riêng Tôi rất thẳng thắn và sòng phẳng, công tâm. Với tôi chỉ có đúng và sai. Có lẽ ông Trời đã muốn tôi là như thế, nên ông ấy không ngại ngần pha vào máu tôi những thứ như trên, cộng thêm một chút suy nghĩ khác biệt so với những đứa trẻ cùng trang lứa nên mới ra tôi như thế này đây...
Tôi ghét luật lệ, không ưa sự khó khăn, ác cảm với "đánh giá, đánh muỗng". Và dĩ nhiên là không bao giờ đón nhận xì tai văn hoá "người lớn luôn đúng, làm gì, nói gì cũng đúng". Tôi không tin! Vĩnh viễn không tin!".
Đồng thời anh cũng nói lên mong muốn của bản thân khi về hưu, Đàm Vĩnh Hưng cho biết anh không muốn có bất cứ nhà báo nào đến tìm anh để đặt những câu hỏi như: "Ông thấy ca sỹ đó hát thế nào? Ông đánh giá ra sao? Ca sỹ đó có phù hợp với dòng nhạc kia không?".
Chia sẻ về "mong ước" này, Đàm Vĩnh Hưng lý giải: "Dư luận vỗ tay? (thứ này không quy đổi ra cơm hay tình thương hoặc sự kính trọng của đàn em). Hay là thiên hạ lại chửi rằng: Lão già hết thời im dùm cho con cháu nó nể. Hoặc: Cha già chắc ganh tỵ với đàn em đàn cháu và còn hão huyền với mớ hào quang cũ kỹ, nên mới nói linh tinh...Đại loại thế! Không biết đến lúc đó câu nói hay này có còn được sử dụng nữa hay không".
Nhắc đến Đàm Vĩnh Hưng chúng ta liên tưởng ngay đến một giọng hát lạ, có phong cách trình diễn riêng biệt, tạo ấn tượng trong lòng khán giả không những qua giọng hát mà cả bằng những phát ngôn gây "sốc", những việc làm "ngông".
Từ một anh thợ hớt tóc đam mê ca hát, Đàm Vĩnh Hưng trở thành một ca sỹ nổi tiếng, ăn khách nhất hiện nay. Từ một ca sỹ hát đám cưới không ai biết tên tuổi Đàm Vĩnh Hưng 8 lần đi thi Tiếng hát Truyền hình để mong có bước phát triển tốt hơn, và lần cuối cùng đó, anh đạt giải Tư.