Damien Hirst – Đứa con “hư hỏng” của nghệ thuật đương đại

08:52, Thứ năm 03/11/2011

( PHUNUTODAY ) - Tới năm 1995, “đứa con hư hỏng” lại tiếp tục cho ra mắt tác phẩm Two Fucking and Two Watching – hai con bò đực và cái ngâm formaldehyde đang giao phối trong tình trạng thối rữa.

(Phunutoday) - Đúng như quan điểm “nghệ thuật đến từ mọi nơi”, những tác phẩm của Damien Hirst đã thực sự trở nên nổi tiếng bởi sự kỳ dị của chúng, đi kèm với đó là giá bán cao ngất ngưởng lên tới hàng triệu USD, thu hút sự chú ý của giới nghệ thuật, các nhà đầu tư cũng như đông đảo công chúng trong và ngoài nước. CÁI CHẾT - chủ đề trung tâm trong thế giới sáng tạo đã mang lại danh tiếng, tiền tài cho người nghệ sĩ vốn được coi là “đứa con hư hỏng” của nghệ thuật đương đại Anh này.

[links()]

Mô tả ảnh.
Chân dung “đứa con hư hỏng của nghệ thuật đương đại” Damien Hirst.

Người nghệ sĩ lập dị với những tác phẩm kiếm bộn tiền

Damien Hirst sinh ngày 7 tháng 6 năm 1965 tại Bristol (Anh), tốt nghiệp ngành Mỹ thuật tại Đại học Goldsmiths London, là một trong những khuôn mặt nổi bật nhất của Hội nghệ sĩ trẻ nước Anh (Young British Artists); 30 tuổi, là hoạ sĩ nổi tiếng thế giới và thống trị làng nghệ thuật xứ sương mù; Hơn 40 tuổi, trở thành nghệ sĩ tạo hình đương thời có tác phẩm đắt giá nhất thế giới, sở hữu khối lượng tài sản ước tính khoảng 130 triệu Bảng Anh… Đó chính là số tiền thu được từ việc bán các tác phẩm nghệ thuật, mà chất liệu sáng tác là động vật chết (cá mập, cừu, bò,...) được ngâm trong dung dịch formaldehyde.

Natural History đã mang về cho Hirst giải thưởng nghệ thuật Turner danh giá. Kể từ đó, tên tuổi của Hirst bắt đầu được đặt lên ngang hàng với ông vua pop art Jasper Johns.

Two Fucking and Two Watching – hai con bò đực và cái ngâm formaldehyde đang giao phối trong tình trạng thối rữa. Tuy nhiên, lần này giới chức y tế của thành phố New York đã phải ra lệnh đóng cửa triển lãm của Hirst vì lo sợ nó sẽ “khiến khách tham quan nôn mửa”(!).

Mô tả ảnh.
Tác phẩm “For the Love of God” trị giá 100 triệu USD.

For the Love of God. Chiếc đầu lâu được lấy nguyên mẫu từ một người đàn ông châu Âu thế kỷ thứ XVIII nhưng có bộ răng người thật, đúc bằng vàng trắng, nạm 8.601 viên kim cương với tổng trọng lượng hơn 1.106 cara. Chi phí thực hiện tác phẩm là 15 triệu Bảng, nhưng cái giá mà Hirst đưa ra 50 triệu Bảng (tương đương 100 triệu USD) quả là một cú sốc choáng váng đối với làng nghệ thuật…

Những tác phẩm độc đáo lấy ý tưởng từ sự kết hợp quan niệm về khoa học, tôn giáo, cái đẹp và cái chết của Hirst đã đưa tác giả của nó trở thành nghệ sĩ đầu tiên tự thông qua một nhà bán đấu giá để bán một số lượng tác phẩm lớn có giá trị kỷ lục mà không nhờ cậy bất kỳ gallery nào. Theo đánh giá của báo chí phương Tây, Damien Hirst đã làm nên “một cuộc cách mạng” trên thị trường nghệ thuật, đặc biệt ngay trong thời điểm nền kinh tế thế giới đang lún sâu vào suy thoái.

Tác phẩm cá mập hổ dài 4,3m ngâm trong bể kính chứa formaldehyde của Damien Hirst
Tác phẩm cá mập hổ dài 4,3m ngâm trong bể kính chứa formaldehyde của Damien Hirst.

 Dư luận trái chiều

Đối với nhiều đồng nghiệp, thành công của Hirst đã thổi một luồng gió lạ vào thế giới nghệ thuật, đưa tên tuổi của nghệ sĩ nước Anh lên một tầm cao mới và ông xứng đáng là “một người đi tiên phong trong phong trào nghệ thuật Anh quốc”. Ngay cả Saatchi – ông bầu trước kia từng xích mích với Hirst – cũng không tiếc lời khi đề cao người bạn cũ: “Tới năm 2015, trong những cuốn sách nghệ thuật viết về thế kỷ XX, người ta sẽ nhìn thấy những tên tuổi như Jackson Pollock, Andy Warhol, Donald Judd và Damien Hirst”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, những chỉ trích dành cho “đứa con hư hỏng” này cũng không phải là ít. Bình luận về triển lãm Sensation, chính trị gia Norman Tebbit viết: “Mọi người điên hết cả rồi hay sao? Tác phẩm của “nghệ sĩ” này chỉ là một đống động vật chết. Hàng ngàn nghệ sĩ trẻ đã không thèm ngó ngàng đến chúng, bởi nghệ thuật thực thụ của họ không dành cho những kẻ điên”. Còn trên trang nhất của tờ Daily Mail, đập vào mắt độc giả là nhận xét: “Từ hàng nghìn năm nay, nghệ thuật là một trong những sức mạnh văn minh lớn lao của loài người. Ngày nay, cừu ngâm hoá chất và những chiếc giường dơ bẩn sắp biến hết thảy chúng ta trở lại những kẻ man rợ”. 

Virgin Mother – thêm một tác phẩm thuộc thể loại điêu khắc gây tranh cãi của Damien Hirst
Virgin Mother – thêm một tác phẩm thuộc thể loại điêu khắc gây tranh cãi của Damien Hirst.

Năm 2003, với tiêu đề “Cá mập chết không phải là nghệ thuật”, gallery Stuckism International đã trưng bày một con cá mập được cho là tác phẩm của Eddie Saunders đã từng xuất hiện tại cửa hiệu Shoreditch hai năm trước thời điểm Hirst cho ra mắt tác phẩm cá mập của mình. Điều này đặt ra hàng loạt câu hỏi: Nếu con cá mập của Hirst được coi là một tác phẩm nghệ thuật lớn thì con cá của Eddie sẽ là gì? Phải chăng Eddie là một nghệ sĩ tài danh mà người ta vẫn chưa biết đến? Tác phẩm của ai ra đời trước? Liệu một con cá mập chết có xứng đáng được gọi là nghệ thuật hay không? Và phải chăng Damien Hirst đã cố ý sao chép ý tưởng của Eddie Saunders?

Kinh tế học kỳ quặc của nghệ thuật đương đại - trong đó ông lý giải về kiểu sưu tầm “nghệ thuật chiến lợi phầm” của những người lắm tiền nhiều của sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD để mua những tác phẩm thời thượng không vì giá trị nghệ thuật của chúng mà chỉ nhằm khoe khoang sự giàu có của mình.

Mỗi người một quan điểm, chưa biết đúng sai ra sao, chỉ biết ước tính giá tác phẩm của Hirst tại các sàn đấu giá cứ tăng đều khoảng 84% trong những năm gần đây và “đứa con hư hỏng” của nghệ thuật đương đại đang sở hữu khối lượng tài sản khổng lồ từ việc bán tác phẩm. Có lẽ, chỉ có thời gian mới cho ta câu trả lời chính xác nhất!

  • Mai Châu
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc