Dân thà hối lộ còn hơn chịu nhiêu khê

14:43, Thứ tư 15/05/2013

( PHUNUTODAY ) - Đó là một trong những phát hiện đáng chú ý trong buổi công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2012 ngày 14/5 tại Hà Nội.

Đó là một trong những phát hiện đáng chú ý trong buổi công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2012 ngày 14/5 tại Hà Nội.
[links()]
Khảo sát do Mặt trận Tổ quốc và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng thực hiện, Liên Hiệp Quốc hỗ trợ.

Tờ Tuổi trẻ dẫn kết quả khảo sát cho thấy, trung bình một học kỳ, người dân phải chi từ gần 100 – 600 nghìn đồng - là chi phí không chính thức để con họ được sự ưu ái hơn của giáo viên tiểu học công lập; từ 37 – 146 nghìn đồng cho mỗi lần sử dụng dịch vụ y tế bệnh viện tuyến huyện và 123 – 818 nghìn đồng cho một lần dùng dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

ha-noi-kiem-tra-cong-chuc-Phunutoday.vn
Người dân sẵn sàng bỏ tiền hồi lộ để không bị nhiêu khê.

Về sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở, hơn một nửa số người đóng góp cho các dự án cộng đồng đã phải chịu sức ép nhất định chứ không hoàn toàn xuất phát từ tự nguyện.

Số người cho rằng phải hối lộ để xin việc vào cơ quan nhà nước trong PAPI lần này cao hơn lần trước: 44% so với 29%. Một nửa số người được hỏi cho rằng quan hệ thân quen với người có chức có quyền là quan trọng, thậm chí có năng lực không quan trọng bằng có quan hệ.

Các địa phương có mức độ hiệu quả quản trị và hành chính công cao nhất là Quảng Bình, Thái Bình, Bình Định, Đà Nẵng, Hà Nam và thấp nhất là Khánh Hòa, Kiên Giang, Bạc Liêu, Lai Châu và Đắk Lắk. Hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội ở đoạn giữa của bảng xếp hạng.

Hồi đầu tháng 4 vừa qua, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Thế giới cũng đã có báo cáo khảo sát thu nhập của cán bộ, công chức năm 2012. Cuộc khảo sát thực hiện với gần 2.000 cán bộ, công chức ở 10 địa phương và 5 Bộ, ngành.

Theo đó, 79% cán bộ, công chức trả lời có thu nhập ngoài lương và các khoản phụ cấp theo lương, 20% không có và 1% không trả lời.

Trong số người có thu nhập ngoài lương, hơn 50% trả lời đó là tiền bồi dưỡng từ các cuộc họp; hơn 60% có nguồn thu do tiết kiệm được các khoản chi theo định mức khoán; hơn 5% được chia từ các khoản hoa hồng hoặc quỹ riêng của đơn vị; gần 5% có nguồn thu ngoài lương từ khoản biếu, tặng; 40% có nguồn thu khác.

Về mức thu nhập ngoài lương, kết quả khảo sát cho thấy, 82,7% số người có khoản thu nhập ngoài thấp hơn 50% lương; 11,1% số người có thu nhập ngoài bằng khoảng 50% đến 100% tiền lương; 2,1% người có thu nhập ngoài cao hơn lương nhưng tối đa không quá 5 lần tiền lương; 0,2% số người thu nhập ngoài bằng 5 - 10 lần tiền lương. Số người có thu nhập ngoài cao hơn 10 lần tiền lương chiếm 0,2%. Có 3,6% số người không trả lời khi được hỏi về mức thu nhập ngoài lương.

  • P.V (tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc