Vị thuốc Kim tiền thảo còn gọi Bạch Nhĩ Thảo, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương, Nhũ Hương Đằng...
Cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông &1 vàng. Hoa tự hình chùm. Tràng hoa hình bướm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14-16mmm, chứa 4-5 hạt. Mọc hoang trên vùng đồi trung du, vùng núi.
Đánh bay sỏi tiết niệu cực đơn giản với kim tiền thảo. |
Đây là loại cây rất tốt trong điều trị nhiều loại bệnh cực hữu hiệu.
Với bệnh sỏi tiết niệu, ngoài giải pháp mổ sỏi, nhiều trường hợp có thể tán sỏi từ bên ngoài cơ thể bằng phương tiện kỹ thuật như laser, siêu âm… Một số bệnh nhân chọn cách uống thuốc làm tan sỏi.
Một số cây thuốc có tác dụng tán sỏi, ví dụ kim tiền thảo. Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate. Vì vậy người bệnh cần được chẩn đoán, chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết đã vướng loại sỏi nào, trước khi quyết định dùng kim tiền thảo.
Kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng,… là bộ phận trên mặt đất của cây kim tiền thảo. Kim tiền thảo mọc hoang ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, hiện nay được trồng ở nhiều địa phương. Khi thu hái, cần tránh nhầm lẫn với cây (L.) DC., còn gọi là cây thóc lép, Desmodium triquetrum cùng chi Desmodium, có hình dáng bên ngoài gần giống với kim tiền thảo.
Kim tiền thảo được dùng trong các trường hợp:
Viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp như viêm thận cấp, viêm bàng quang cấp (bàng quang thấp nhiệt), viêm niệu đạo nói chung, dẫn đến tiểu đỏ, tiểu buốt, dắt, nước tiểu ít, tiểu ra máu, tiểu ra dưỡng chấp… có thể dùng riêng kim tiền thảo, hoặc phối hợp với hoàng bá, tỳ giải, lô căn, xa tiền tử, xa tiền thảo, ngưu bàng tử, râu mèo, bạch mao căn… Nếu có xuất huyết, có thể gia trắc bách diệp thán, hòe mễ thán, địa du thán…
Chữa sỏi ở hệ tiết niệu
Dùng khi hệ thống tiết niệu có sỏi, sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang… có thể dùng riêng kim tiền thảo dưới dạng thuốc sắc hoặc dưới dạng viên nén.
Cách dùng kim tiền thảo làm thuốc
Bài 1: kim tiền thảo 30g, hạt mã đề (hoặc cây mã đề), dừa nước, kim ngân hoa mỗi thứ 15g. Sắc uống, trị viêm đường tiết niệu, hệ thống tiết niệu có sỏi.
Bài 2: kim tiền thảo 25g, rậu mèo, đông quỳ tử (quả cây cối xay), xuyên phá thạch (rễ cây mỏ quạ Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur, họ dâu tằm), hoạt thạch, mỗi thứ 15g, ngưu tất 12g. Sắc uống, chữa sỏi đường tiết niệu.
Bài 3: kim tiền thảo 30g, xa tiền tử 15g, thanh bì, ô dược, đào nhân, mỗi thứ 10g, ngưu tất 12g. Sắc uống, trị sỏi đường tiết niệu, tiểu buốt, kèm táo bón.
Bài 4: kim tiền thảo 30g, xa tiền tử, tỳ giải, hoạt thạch, mỗi thứ 20g; sinh địa, đan sâm, tục đoạn, mỗi thứ 9g. Sắc uống, trị sỏi hệ thống tiết niệu, tiểu ít, buốt, dắt, tiểu ra máu.
Bài 5: kim tiền thảo 40g, xa tiền thảo, tỳ giải, mỗi thứ 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi thứ 12g; kê nội kim 8g. Sắc uống, trị sỏi hệ thống tiết niệu, tiểu đục, tiểu buốt.
Ngoài ra, kim tiền thảo còn được dùng trong các trường hợp can đởm thấp nhiệt, như các bệnh viêm gan hoàng đản, viêm túi mật, các bệnh viêm gan virut hoặc các chứng sơ tiết mật bị trở ngại… có thể phối hợp với nhân trần, long đởm thảo, diệp hạ châu, chi tử...
Vì thế bạn hãy biết và áp dụng trong điều trị một số loại bệnh để có được sức khỏe tốt nhé!
Công dụng tuyệt vời của cây mía với sức khỏe Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng. |