Trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2017, có một số loại vắc-xin được tiêm miễn phí cho người dân. Dưới đây là danh sách các loại vắc-xin này:
+ Vắc-xin BCG: Đây là vắc-xin phòng bệnh lao và cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi trẻ được sinh ra.
+ Vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh: Vắc-xin viêm gan B được sử dụng để phòng bệnh viêm gan B và cũng cần được tiêm cho trẻ trong vòng 24h sau sinh.
+ Vắc-xin Quinvaxem (vắc xin 5 trong 1): phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin Quinvaxem được tiêm 3 mũi gồm:
Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
+ Vắc-xin phòng bại liệt (OPV): giúp phòng bệnh bại liệt với 3 liều uống:
Uống liều thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
Uống liều thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
Uống liều thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
Cũng theo đó, từ đầu năm 2016, trẻ 4 tháng tuổi được tiêm thêm một liều vắc-xin bại liệt bất hoạt để phòng bệnh.
+ Vắc-xin phòng bệnh sởi: gồm có 2 mũi tiêm.
Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Hiện nay đã có vắc-xin phối hợp sởi – rubella được tiêm thay thế cho vắc-xin sởi đơn khi trẻ đủ 18 tháng tuổi
+ Vắc-xin tiêm nhắc bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT): được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng.
+ Vắc-xin viêm não Nhật Bản: trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Mũi thứ 1: khi trẻ được 1 tuổi.
Mũi thứ 2: cách mũi thứ nhất 2 tuần.
Mũi thứ 3: cách mũi thứ hai 1 năm.
+ Vắc-xin phòng tả: Tiêm phòng cho trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tại các vùng có nguy cơ xảy ra dịch, uống 2 liều.
+ Vắc-xin thương hàn: Tiêm ngừa cho trẻ từ 3-10 tuổi, đặc biệt ở các vùng có nguy cơ dịch bùng phát.
+ Vắc-xin uốn ván: Cần tiêm ít nhất 2 mũi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-45 tuổi) và tiêm cho trẻ ngay sau khi được sinh ra để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ trong việc tiêm phòng cho trẻ nhỏ nhé!