Đánh thuế lãi suất tiền gửi trong lạm phát tăng

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trong khi đó, lãi suất huy động tiền gửi ở các ngân hàng thời gian vừa qua liên tục giảm, thậm chí một số ngân hàng đưa mức huy động còn 5% năm.

Báo Tiền phong đưa tin, dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập DN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập DN đang được Bộ Tài chính xây dựng; thu nhập từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào DN (kể cả trường hợp bán DN, chuyển nhượng chứng khoán) sẽ phải chịu thuế.

Dự thảo cũng quy định, các khoản thu được từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), chuyển nhượng các loại giấy tờ có giá, thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn của DN đều thuộc diện phải chịu thuế.

Trong khi đó, lãi suất huy động tiền gửi ở các ngân hàng thời gian vừa qua liên tục giảm, thậm chí một số ngân hàng đưa mức huy động còn 5% năm. Như vậy, với mức lãi suất tiền gửi thấp lẹt đẹt cộng thêm khoản thuế phải nộp,  người dân biết sống như thế nào?

Lái suất giảm mà còn bị đánh thuế thì người dân nhận được tiền thực như thế nào?

Hiện nay, các kênh đầu tư với người dân đang dần khép lại. Bất động sản thì đóng băng, chứng khoán chờ phá sản, giá vàng thì thất thường, gửi tiết kiệm được xem là một nơi đầu tư an toàn nhất nhưng họ cũng phải chịu mức lãi suất bèo bọt. Người dân đang phải chịu sức ép từ việc tăng giá cả như viện phí, học phí, xăng dầu, điện nước...

Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thủ đô tháng 8/2013 tăng 3,16% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng tháng năm trước. Tính từ đầu năm, CPI của Thủ đô đã tăng 5,19%.

Sau 7 tháng biến động nhẹ, mức tăng CPI tháng 8 bằng 1,5 lần mức tăng của 7 tháng trước đó và gấp 2,5 lần mức tăng của tháng Tết, vốn giá cả thường tăng cao, vượt ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia.

Nhìn vào diễn biến giá cụ thể, việc khó đoán này có thể hiểu được bởi giống như tháng 9/2012, mức tăng mạnh mẽ này chủ yếu đến từ các quyết định hành chính chứ không phải các cân đối trên thị trường.

So với các tỉnh đã tăng giá dịch vụ y tế theo thông tư liên bộ Y tế - Tài chính, Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có mức tăng cao nhất cả nước. Nếu không tăng giá các dịch vụ y tế, CPI tháng 8 của Thủ đô chỉ tăng 0,59%.

Ngày 16/7, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố báo cáo cho biết, 5 nước phát triển nhất trong khối ASEAN gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan có mức tăng trưởng kinh tế năm 2013 dự báo không cao, đều chỉ đạt 5,2% năm 2013 và tăng lên 5,6% năm 2014.

Truớc 2010, tăng trưởng của Việt Nam chỉ kém Trung Quốc, cao hơn Indonesia và Philippines. Tuy nhiên từ 2010 đến 2013, tăng trưởng GDP của Việt Nam kém cả 3 nước trên và đang ngấp nghé về gần bằng với Malaysia.

Trong khi đó, lạm phát có thể tăng tới 8,2% vào thời điểm cuối năm nay theo dự báo của World Bank.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn