Đào xác trâu bò chết dịch để làm món ăn?

15:08, Thứ ba 16/08/2011

( PHUNUTODAY ) - Trong hai tháng trở lại đây, tại hai huyệnTuần Giáo (Điện Biên) và Than Uyên (Lai Châu) xuất hiện tình trạng trâu bò mắc bệnh Than, sau khi chính quyền đem chôn dưới lòng đất đã bị người dân đào lên, mổ thịt đem đi bán.

(Phunutoday) - Trong hai tháng trở lại đây, tại hai huyệnTuần Giáo (Điện Biên) và Than Uyên (Lai Châu) xuất hiện tình trạng trâu bò mắc bệnh Than, sau khi chính quyền đem chôn dưới lòng đất đã bị người dân đào lên, mổ thịt đem đi bán.
[links()]

Trao đổi với phóng viên báo Phunutoday, chị Nguyễn Thị Hoài Anh – Chuyên viên phòng nghiệp vụ y (Sở Y tế tỉnh Lai Châu) cho biết: từ đầu tháng 6/2011, dịch bệnh Than tiếp tục tái bùng phát trên địa bàn này. Cho đến nay đã có 25 trường hợp nhập viện trong đó có 1 ca tử vong. Các bệnh nhân đều tập trung chủ yếu ở huyện Than Uyên. Do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh của nhiều người dân, đã sử dụng thịt từ gia súc bị bệnh chết.

Nhận được tin báo về tình hình dịch bệnh, Trung tâm y tế dự phòng huyện kết hợp với Trạm thú y thôn, bản tiến hành lập các tổ điều tra, lên kế hoạch hướng dẫn cách tiêu hủy số trâu bò mắc bệnh, theo dõi, điều trị cho người bị bệnh. 
Mô tả ảnh.
Số trâu bò sau khi đem chôn tiêu hủy đã bị người dân đào lên giết thịt ăn, và bán cho nhà hàng thành món ăn đặc sản. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, sau khi chính quyền tiến hành chôn số trâu bò bị bệnh với đầy đủ hóa chất khử trùng, thì sáng hôm sau đã có tình trạng người dân đào lên, mổ để ăn thịt và bán cho các nhà hàng.

Chuyên viên Hoài Anh cho biết thêm, mặc dù chính quyền đã có biện pháp tuyên truyền, song kiến thức phòng chống của người dân còn có nhiều hạn chế. Mặt khác, trâu bò là tài sản lớn nhất của người dân, nên sau khi đem chôn, người dân tiếc của, đào lên lấy thịt ăn hay đem đi bán tại các cửa hàng để lấy tiền.

Mặc dù đã được chính khuyến cáo, nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra ở một số hộ gia đình. Để ngăn chặn việc đào bới xác động vật mắc bệnh, bên cạnh việc đem chôn tiêu hủy số trâu bò bị bệnh, cơ quan chức năng tiến hành đổ bê tông lên trên hố chôn.

Bệnh Than là một bệnh nguy hiểm, lây từ trâu bò sang người. Biểu hiện ban đầu của bệnh là ban đầu da nổi mẩn đỏ, sau đó các vết sưng chuyển màu đen như than. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ diễn biến rất nhanh, có thể biến chứng sang nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, tổn thương não….tỷ lệ tử vong rất cao.

"Rất may, số bệnh nhân mắc bệnh đã được phát hiện và chữa trị kịp thời. Hiện, 25 bệnh nhân đã được điều trị, phục hồi và trở về nhà”, Chuyên viên Hoài Anh cho biết.

Sự việc này không chỉ xảy ra tại huyện Than Uyên (Lai Châu), ở huyện Tuần Giáo (Điện Biên) cũng đã có những trường hợp tương tự. Tại xã Phính Sáng, dịch bệnh Than cũng đã tái bùng phát trở lại. Người dân trong xã đã mổ thịt 2 con trâu bò để chia cho mọi người cùng ăn. Sau đó, họ bán thịt 9 con bị bệnh cho các cửa hàng thành món ăn đặc sản.

Để đề phòng dịch bệnh còn tiếp tục phát triển, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn khuyến cáo trên Thông tấn xã Việt Nam: Do bệnh lây trực tiếp từ gia súc bị bệnh sang người, bởi vậy biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Đối với những gia súc có trực khuẩn than nên đốt hoặc chôn thật sâu kèm theo có dùng các hóa chất để tiêu diệt những con virus trực khuẩn than.

  • Minh Nhật
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc