Đặt cây Đinh Lăng đúng vị trí này: Gia chủ bội thu tài lộc, tiền đổ vào nhà vô kể

17:17, Thứ năm 09/11/2023

( PHUNUTODAY ) - Khi trồng cây Đinh lăng, bạn cần biết vị trí tốt nhất để đặt cây, sẽ giúp gia chủ bội thu tài lộc.

Cây đinh lăng (tên khoa học là Polyscias fruticosa - (L.) Harms hay còn gọi là Ming Aralia), thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đây là loài cây bụi hoặc cây bụi thấp nhiệt đới cao khoảng 5 mét và rộng 2-3 mét. Đinh lăng đặc trưng bởi những nhánh cây rộng với lá màu xanh bóng tập trung gần đầu ngọn cành.

dinh-lang5

Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng

Về phong thủy, cây đinh lăng được biết đến với ý nghĩa có thể ngăn chặn khí xấu xông vào nhà. Từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà. Đây xứng đáng là một trong những loài cây nên có trong nhà, vườn nhà để dẫn dụ tài lộc.

dinh-lang1

Vị trí tốt nhất để trồng cây đinh lăng hợp phong thủy

Theo quan niệm dân gian, trồng cây đinh lăng trước nhà sẽ giúp gia đình chặn bớt luồng khí xấu, đông thời còn thu hút nhiều lộc tài. Có đinh lăng trấn giữ rồi thì tiền của sẽ không bị thất thoát, ngoài ra còn giúp gia đình hạn chế nhiều điềm xấu.

Theo Tử vi hàng ngày, vị trí tốt nhất nên trồng cây phong thủy trước nhà tuyệt đối không chắn ngang lối đi chính. Bạn nên trồng lệch sang một bên để chừa lối thu hút vượng khí vào nhà. Không nên trồng cây dựa sát tường, thay vào đó hãy ưu tiên các vị trí hướng nắng vì đây vốn là loài cây ưu nắng.

dinh-lang

Cây đinh lăng là nguồn năng lượng xanh đặc biệt tương hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Mộc, gia chủ mệnh này nên trồng nhiều cây đinh lăng để tạo thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Về mặt thẩm mỹ, hiện nay có rất nhiều chậu đinh lăng được tạo dáng bonsai, cây được uốn với hình dáng đẹp mắt. Khi bày trí trong phòng khách sẽ khiến không gian thêm tươi mới, đẹp mắt và sang trọng hơn.

Trường hợp bạn đặt cây đinh lăng trong phòng ngủ, cần chú ý chỉ chọn những cây nhỏ, đặt cạnh cửa sổ.

Một số đơn thuốc có đinh lăng

Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động

Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

Thông tia sữa, căng vú sữa

Rễ cây đinh lăng 30 – 40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2 – 3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ Kim Hoán, Y học thực hành, 7 – 1963).

Chữa vết thương

Giã nát lá đinh lăng đắp lên.

Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau, tức ngực, nước tiểu vàng

Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, Sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, Cam thảo dây hoặc Cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước sắc đặc lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Thuốc lợi sữa

Lá đinh lăng tươi 50 – 100g, bong bóng lợn 1 cái. Băm nhỏ, trộn với gạo nếp, nấu cháo ăn.

Chữa đau tử cung:

Cành và lá đinh lăng rửa sạch sao vàng, sắc uống thay chè.

Chữa mẩn ngứa do dị ứng

Lá cây đinh lăng 80g, sao vàng, sắc uống. Dùng trong 2 – 3 tháng.

Lưu ý, kiêng kỵ

Mặc dù đây là một loại dược liệu ít độc nhưng nếu bạn lạm dụng sử dụng quá mức, vẫn có thể gây ngộ độc. Dễ thấy nhất là xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.

Trong rễ cây đinh lăng lại có chứa nhiều saponin. Loại chất này có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Dùng cây đinh lăng liều cao có thể gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.

dinh-lang4

Tác dụng trong ẩm thực

Trong y học ngoài là một vị thuốc, cây đinh lăng còn là cây gia vị trong ẩm thực, nó là một loại rau khá quen thuộc đối với chúng ta. Có thể ăn sống lá đinh lăng kèm với một số món ăn khác.

Đinh lăng kho với cá cũng là một món ngon dân dã, bổ dưỡng. Lá đinh lăng cũng được dùng làm rau gia vị cho một số món canh hoặc xào, khiến cho món ăn thêm hấp dẫn hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo