Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

15:00, Thứ bảy 10/05/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bệnh tay chân miệng để có biện pháp điều trị kịp thời cho bé, tránh hốt hoảng hay hoang mang trong tình trạng dịch sởi đang hoành hành.

Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự khỏi tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Triệu chứng

Quan sát kỹ bạn cũng có thể nhận ra các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng. Vì trong giai đoạn ủ bệnh trẻ cũng đã xuất hiện các triệu chứng, thậm chí trong vòng 3-5 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng như: 

- Sốt cao - thường khoảng 38-39°C

- Chán ăn

- Ho

- Đau bụng

- Đau họng

Đôi khi, bệnh tay chân miệng có thể gây nôn, nhất là nếu do chủng enterovirus 71 gây ra. Những triệu chứng sớm này có thể kéo dài 12-48 giờ.

- Loét miệng: Với một số trẻ thì sau 1 hoặc 2 ngày, đã xuất hiện triệu chứng loét miệng. Các nốt đỏ mọc trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má.

Ban đầu, những nốt này có kích thước bằng chiếc cúc áo nhỏ. Sau đó chúng nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn có màu vàng-xám, bao quanh là một vòng tròn đỏ. Thường sẽ có từ 5-10 vết trong miệng khiến cho trẻ khó ăn, uống và nuốt. Trẻ rất khó chịu và quấy khóc. Những vết loét miệng này sẽ hết trong vòng 5-7 ngày.

bệnh tay chân miệng

- Nổi ban trên da: Sau khi xuất hiện vét loét trong miệng, những nốt nhỏ màu đỏ sẽ nỏi dưới da trẻ. Nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

Thông thường, những nốt này không đau và không ngứa. Tuy nhiên nếu không cẩn thận các nốt này vỡ ra thì sẽ khiến bệnh lây lan. Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài tới 10 ngày.

2. Phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác

Nhiều vi rút có thể gây các nốt đỏ và loét trong miệng – chứ không chỉ riêng những vi rút gây bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các nhiễm vi rút khác dựa trên các cơ sở sau:

- Tuổi của người bệnh. Thông thường bệnh tay chân miệng hay gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi.

- Mô hình triệu chứng. Các triệu chứng bắt đầu bằng sốt cao và đau họng; sau đó các vết loét phát triển trong miệng của trẻ, tiếp theo là các nốt phát ban ở bàn tay và bàn chân.

- Biểu hiện của các nốt. Những nốt này nhỏ hơn nốt thủy đậu và thường có màu sắc, kích thước và hình dạng khác biệt.

Ngoài ra có thể xác định bệnh bằng cách dùng tăm bông quệt vùng da, họng hoặc trực tràng của người bệnh và mang xét nghiệm. Đối với trẻ em có thể dùng mẫu phân.

3. Cẩn thận với biến chứng

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bị biến chứng bệnh. 

a. Mất nước

Do những nốt loét trong họng và miệng có thể gây khó uống và khó nuốt, khiến trẻ sợ uống nước dẫn đến mất nước. Hãy khuyến khích trẻ uống nước và sữa thay vì những loại đồ uống có tính a xít như nước trái cây. Có thể sẽ dễ hơn nếu khuyến khích trẻ uống từng ít một nhiều lần thay vì cố uống thật nhiều một lúc.

Cần phải lưu ý các biểu hiện mất nước ở trẻ nhỏ như sau:

- Da khô, nhăn, khi véo da chỗ véo lâu hết.

- Không thể đi tiểu, hoặc không có nước tiểu trong 8 giờ

- Quấy khóc

- Mắt trũng

- Trẻ có vẻ mệt mỏi và lờ đờ bất thường

- Thóp trũng (ở trẻ nhỏ)

Những trường hợp mất nước nhẹ có thể điều trị bằng dung dịch bù nước đường uống, có bán sẵn tại phần lớn các hiệu thuốc. Những trường hợp nặng hơn có thể cần điều trị trong bệnh viện.

Nó có thể có những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách

tay chân miệng

b. Bội nhiễm

Nếu không vệ sinh sạch sẽ các nốt trên da bị nhiễm trùng, nhất là nếu những nốt này bị trầy xước. Các triệu chứng của nhiễm trùng da gồm:

- Đau, đỏ, sưng và cảm giác nóng ở chỗ nhiễm trùng

- Da rỉ nước hoặc có mủ

Hãy cho trẻ đi khám nếu nghi ngờ bị bội nhiễm ở da, vì trẻ có thể cần điều trị bằng kháng sinh bôi hoặc uống.

c. Viêm màng não do vi rút

Trong một số hiếm trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm màng não do vi rút. Viêm màng não vi rút ít nặng nề hơn viêm màng não vi khuẩn và không gây đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe.

Phần lớn các trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

Các triệu chứng bao gồm:

- Sốt cao 38°C hoặc hơn

- Li bì

- Đau đầu

- Cứng gáy

- Sợ ánh sáng

Không có cách điều trị đặc hiệu cho viêm màng não vi rút ngoài việc dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng.

d. Viêm não

Biến chứng nặng nhất nhưng hiếm gặp nhất của bệnh tay chân miệng là viêm não, có thể gây tổn thương não và đe dọa tính mạng.

Những dấu hiệu sớm của viêm não là những triệu chứng giống như cúm, có thể diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày. Các triệu chứng khác gồm:

- Mệt mỏi

- Thờ ơ, li bì hoặc lú lẫn

- Co giật chân tay

- Yếu hoặc liệt các chi

- Sợ ánh sáng

- Các triệu chứng thần kinh đặc hiệu khác

Trẻ vị viêm não cần được nhập viện để điều trị.

Phần lớn các trường hợp viêm não có liên quan đến bệnh tay chân miệng xảy ra trong những vụ dịch lớn do enterovirus 71.

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự