Đây chính là liều thuốc độc hại chính mình, nếu mắc phải sẽ mất hết phúc lộc, nhất định phải nhớ!

( PHUNUTODAY ) - Đố kỵ chính là kiều thuốc độc giết chết con người, vì thế Phật dạy nên tránh xa.

Hãy cùng đọc câu chuyện sau:

Một đêm nọ, ổ khóa thức chìa khóa dậy rồi trách móc: “Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá!” Còn chìa khóa cũng không phục: “Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!”

Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng: “Ổ khóa vứt rồi giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa”. Nói xong, chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác.

Chỉ vì tính đố kỵ và không nhìn nhận được vị trí của bản thân minh cũng như người khác mà chiếc chìa khóa và ổ khóa trong câu chuyện kia đều có kết cục không ra gì.

phat

Phật có dạy rằng, tâm đố kỵ chính là liều thuốc độc giết chết bản thân mình nhanh nhất.

Ganh ghét và đố kỵ hầu như thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và mọi mặt trong cuộc sống. Dễ nhận thấy nhất là khi ai đó có thành tích, đia vị, vinh dự, chuyên môn, bằng cấp, của cải, nhân duyên, gia đình hạnh phúc, thành đạt là ta nảy sinh ganh ghét, đố kỵ… Có người thể hiện lòng ganh ghét, đố kỵ ra ngoài, nhưng có người lại “chôn kín” ở trong lòng. Nhưng dù bất cứ hình thức nào, lòng ganh ghét, đố kỵ đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc. Phật dạy: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ. Người có tâm ganh ghét, tật đố sẽ khổ sở dai dẵng trong lòng.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tâm đố kỵ là ghen tức với những gì người khác có mà mình không có, luôn soi mói và so sánh với người khác, ghen ghét, dựng điều thêu dệt người khác, không muốn chấp nhận thành quả của người khác, và không thích kết thân với người tài giỏi hơn.

Ganh ghét, tật đố là một trong những tâm phiền não được phát sinh bởi lòng ích kỷ. Từ tham mà sinh ra sân rồi dẫn đến làm phát triển tâm đố kỵ. Tật đố khác với sự ích kỷ nhưng lại bao hàm sự so sánh, hiềm hận và ganh tỵ.

Thực ra khi đố kỵ, bản thân ta như có đã đè nặng trong lòng. Càng đố kỵ, càng sân si càng đau khổ.

Theo:  khoevadep.com.vn