Đẻ thường có phải rạch không?

( PHUNUTODAY ) - Hầu hết phụ nữ đẻ thường lần đầu đều phải rạch tầng sinh môn.

“Vuợt cạn” là công đoạn cuối cùng của giai đoạn 9 tháng 10 ngày. Đối với những người sinh con lần đầu thì đây là giai đoạn có nhiều điều đáng ghi nhớ, cả niềm vui lẫn nỗi lo. Nếu không có tai biến sản khoa hoặc không có chỉ định đặc biệt thì đa phần các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh sẽ hỗ trợ các mẹ sinh thường qua ngã âm đạo. Tuy nhiên, việcsinh em bé không diễn ra hoàn toàn thuận lợi, một số mẹ sẽ bị rạch tầng sinh môn (rạch âm đạo) để hỗ trợ đưa bé vào đời.

Những ai phải cắt tầng sinh môn?

Không hẳn ai sinh thường cũng phải trải qua thủ thuật này. Nếu trọng lượng, kích thước thai nhi nhỏ, mẹ bầu dễ sinh, thì rạch tầng sinh môn là không cần thiết.

cach-sinh-thuong-de-dang-1-2
Hầu hết ai đẻ thường cũng phải rạch tầng sinh môn 

Trong khi đó, thủ thuật này thường rơi vào các trường hợp sinh thường lần đầu, em bé quá lớn, thai nhi chưa thuận, thời gian vượt cạn đã quá dài, hoặc áp dụng dụng cụ hỗ trợ sinh như kẹp forceps.

Việc cắt tầng sinh môn hầu như không gây cảm giác đau bởi lẽ thai phụ được tiêm thuốc tê, hoặc khi các cơ đã giãn tối đa giống như cơ thể được gây tê tự nhiên. Dù vậy, mẹ bầu có thể vẫn cảm nhận được cảm giác nhói nhanh chóng khi diễn ra thủ thuật rạch.

Xử lý tầng sinh môn sau khi đã cắt

Sau khi trẻ sơ sinh ra đời, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh phải khâu lại tầng sinh môn đã cắt bằng kim khâu và chỉ khâu. Thủ thuật này giúp tầng sinh môn được tái tạo hồi phục và có sự thẩm mỹ trở lại như trước. Trường hợp sản phụ có cảm giác cảm nhận có vết rách ở bên trong âm đạo, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh phải kiểm tra kỹ và khâu lại.

ebebe1f28a3565cfbe1e7c91e
Sau đẻ thường, tầng sinh môn phải vệ sinh sạch sẽ

Thực tế tùy theo mức độ sâu và rộng của vết cắt tầng sinh môn để xử lý các mũi khâu phù hợp. Thời gian khâu lại vết cắt tầng sinh môn thường thực hiện trong khoảng thời gian 20 phút với lượng thuốc gây tê được tiếp tục can thiệp thêm nên sản phụ sẽ không bị đau đớn.

Lưu ý khi khâu xong tầng sinh môn phải vệ sinh vùng kín sạch hàng ngày; lúc đại tiện hoặc trung tiện nên dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt nhẹ lên vết khâu để tránh bị đau buốt; chọn đồ lót thoáng, rộng, sạch sẽ; vận động nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông để vết thương bớt sưng; ăn nhiều rau quả, trái cây và uống nhiều nước để tránh táo bón; không được quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu được phục hồi và lành hẳn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link