1. Giảm trí nhớ.
Nghiên cứu của ĐH California, Los Angeles đã chỉ ra, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức khuya, ngủ muộn cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Đây là "kẻ thù" số 1 gây nên tình trạng hay quên, nhớ sai, nhớ nhầm, mất tập trung, không đủ minh mẫn để giải quyết công việc.
Cùng với đó, khi bạn ngủ muộn, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn buộc phải duy trì trạng thái hưng phấn, khiến cho ngày hôm sau, chúng sẽ rơi vào trạng thái cạn kiệt năng lượng do làm việc quá sức vào hôm trước.
Do đó, ngủ đủ giấc, ngủ sớm là điều kiện tiên quyết giúp não bộ khỏe mạnh, ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ. Mà trí nhớ đã giảm sút, tinh thần uể oải, mất tập trung thì khả năng sáng tạo của bạn cũng gần như bằng 0.
2. Gây đột quỵ, bệnh tim mạch
Giáo sư Francesco Cappuccio thuộc ĐH Warwick đưa ra kết luận việc thiếu ngủ dễ gây đột quỵ, bệnh tim mạch sau khi tiến hành nghiên cứu của mình.
Theo ông, việc thức quá muộn, ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm và giấc ngủ bị xáo trộn thì bạn có tới 48% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 15% nguy cơ tử vong vì một cơn đột quỵ.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, những người thường xuyên ngủ ít hơn 6 giờ/đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 4,5 lần so với những người ngủ 7 - 8 giờ.
Đêm là lúc nhịp tim hạ thấp xuống, mạch máu cũng hoạt động chậm lại, cơ thể hoàn toàn phù hợp với trạng thái nghỉ ngơi. Nếu bạn vẫn ngoan cố thức khuya triền miên - đây được coi như quả bom nổ chậm cho sức khỏe con người.
3. Thức khuya là nguyên nhân gây ung thư
Cần khẳng định rằng, rất nhiều yếu tố miễn dịch được hình thành trong giấc ngủ. Nếu thức suốt đêm dài, khả năng miễn dịch tất yếu sẽ bị sa sút, gây mệt mỏi, không tạo ra được những kháng thể và tế bào chống lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ, bất thường.
Đặc biệt, phái đẹp thức khuya, làm việc, sinh hoạt dưới ánh đèn còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 lần so với những người đi ngủ sớm.
Phái nữ thức khuya có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 lần người thường.
Được sản xuất bởi não trong thời gian ngủ, melatonin - nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào có thể dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, melatonin làm giảm sự sản xuất estrogen từ buồng trứng. Do đó, việc thiếu ngủ dẫn đến việc sản sinh melatonin quá ít, khiến lượng hormone estrogen ở phụ nữ quá cao, tăng nguy cơ ung thư vú.
4. Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí
Làn da nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm trông như... “mắt gấu trúc” là câu chuyện muôn thuở của việc thức đêm!
Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất cùng hệ thống thần kinh, dẫn đến việc da bị khô, giảm sức đàn hồi, sạm và kém mịn màng.
5. Tâm lý không ổn định, dễ nóng giận
Bác sĩ Mai Hương còn chia sẻ 1 tác hại của việc thức khuya đó là ảnh hưởng tới tâm lý, dễ nổi cáu, hoang tưởng, ảo giác.
Lý do của điều này vẫn nằm ở não bộ. Não bộ làm việc quá tải, không được nghỉ ngơi dễ rơi vào tình trạng stress, tinh thần không thoải mái khiến bạn nhiều khi hành xử thiếu kiềm chế, và việc cáu giận, ảo giác là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.
Thức khuya quả thực gây tác động xấu “rộng rãi và toàn diện”, ấy vậy mà nhiều teen vẫn nhởn nhơ bỏ qua những cảnh báo này. Cùng xem các nhà khoa học lí giải thời gian biểu hoạt động của cơ thể khi chúng ta chìm sâu vào giấc ngủ để nhận thức được tầm quan trọng của việc ngủ sớm nhé!
• Từ 21 - 23h là quãng thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc, lúc này bạn nên giữ trạng thái yên tĩnh hoặc nghe nhạc thư giãn.
• Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài tiết chất độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.
• Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài tiết chất độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say.
• Từ 3 - 5h sáng là thời gian bài tiết chất độc trong phổi. Vì thế, những người đang mắc bệnh ho thường ho dữ dội không kiểm soát được vào thời gian này. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người.
• Từ 5 - 7h sáng là lúc ruột già bài tiết chất độc. Sau một giấc ngủ dài, việc đầu tiên phải làm là đi toilet để “xả” các chất độc này ra khỏi cơ thể, bạn nhé!
• Từ 7 – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, vì thế nên ăn sáng để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày dài. Những người không ăn sáng không biết được rằng mình đang duy trì một thói quen xấu, cần phải sửa ngay lập tức! Các chuyên gia khuyên rằng, cho dù có đợi đến 10h mới ăn thì vẫn hơn là hoàn toàn bỏ bữa.
• Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.