Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, thiết kế tối ưu cho nhà máy điện hạt nhân Việt Nam đầu tiên là phương án AES-91 của Viện VNIPIET (St. Petersburg), người đứng đầu Viện nghiên cứu Đông Âu và thiết kế công nghệ năng lượng cho biết hôm 30/10,
"Đặc biệt, thiết kế của Viện Petersburg cho phép sử dụng tối đa công suất lưới điện của Việt Nam, cũng như giảm chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo tiêu chuẩn công nghệ và sử dụng các thiết bị tương tự như được sử dụng trong xây dựng giai đoạn đầu tiên và thứ hai của nhà máy điện hạt nhân Tianwan ở Trung Quốc", tuyên bố cho biết.
Nhà máy điện hạt nhân Tianwan với 4 lò phản ứng ở Giang Tô, Trung Quốc coi là dự án hợp tác lớn nhất giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và công nghệ.
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công vào năm tới |
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, dự án là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu hậu Fukusima đối với điện hạt nhân, bằng chứng là ví dụ hoạt động của các đơn vị hiện có của nhà máy điện hạt nhân Tianwan, được các chuyên gia quốc tế coi là một trong những cơ sở an toàn nhất thế giới. Hoạt động giới thiệu các thiết kế khả thi được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 10 trong khuôn khổ hội thảo dành cho các chuyên gia hạt nhân, bao gồm đại diện VNIPIET.
Trước đó, báo Dân trí hồi trung tuần tháng 10 đưa tin, đến nay, nhà thầu tư vấn Liên danh E4-KIEP-EPT đã hoàn thành công tác khảo sát giai đoạn 1 để lựa chọn vị trí nhà máy, đã nộp báo cáo lựa chọn địa điểm giai đoạn 1, đang triển khai một số hạng mục khảo sát giai đoạn 2.
Theo kế hoạch, nhà thầu tư vấn sẽ hoàn thành lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư vào cuối tháng 12 năm nay.
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, theo kế hoạch sẽ khởi công vào 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Trong khi đó, căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Được biết, Ninh Thuận 1 sẽ sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất mà thế giới đang sử dụng.
Thanh Niên ngày 27/9 đưa tin, Ninh Thuận 1 sẽ sử dụng công nghệ lò phản ứng hạt nhân hiện đại nhất (VVER-1000). Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ do Nga xây dựng, Tập đoàn Rosatom (của Nga) là đơn vị thi công dự án này.
Ông Alexandrovich- Giám đốc chương trình của Tập đoàn Rostatom, thuộc Tổng công ty Năng lượng nguyên tử Quốc gia Nga khẳng định, các lò phản ứng của Nga là loại lò 2 vòng tuần hoàn, khác với lò phản ứng 1 vòng tuần hoàn của một số nước, do vậy hệ số an toàn sẽ cao hơn. Trong trường hợp xảy ra sự cố, phóng xạ sẽ được giam chặt trong lò bởi một lớp vỏ bảo vệ kép, phía trong dày 1200mm, vỏ bọc phía ngoài dày 600mm, do đó phóng xạ không thể thoát ra ngoài. Dung tích lớp vỏ bảo vệ của Nga lớn gấp 20 lần so với Nhật Bản.
"Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) đã công nhận các nhà máy điện hạt nhân do Nga xây dựng tại Trung Quốc, Phần Lan… là những nhà máy điện hạt nhân an toàn nhất thế giới về môi trường" - ông Alexandrovich cho biết thêm.