Dù điện thoại của bạn sở hữu dung lượng lưu trữ lớn đến đâu, nếu không biết cách quản lý hợp lý, bộ nhớ vẫn có thể nhanh chóng bị lấp đầy. Dưới đây là những mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn giải phóng dung lượng và cải thiện hiệu suất thiết bị chỉ trong tích tắc.
Nguyên nhân khiến điện thoại nhanh chóng đầy bộ nhớ
1. Lưu trữ quá nhiều ảnh, video và dữ liệu
Một trong những lý do phổ biến nhất khiến điện thoại báo đầy bộ nhớ là do người dùng lưu trữ quá nhiều hình ảnh, video và tệp dữ liệu. Dù thiết bị có dung lượng lớn, nếu không được quản lý hợp lý, tình trạng đầy bộ nhớ vẫn dễ xảy ra. Với những dòng máy có dung lượng hạn chế, việc thường xuyên dọn dẹp và xóa bỏ các tệp không cần thiết là điều cần thiết để giải phóng không gian.

2. Ứng dụng chạy ngầm
Khi bạn chỉ thoát ứng dụng bằng cách quay lại màn hình chính mà không tắt hoàn toàn, các ứng dụng này vẫn tiếp tục chạy ngầm. Chúng tiêu tốn tài nguyên và chiếm dụng bộ nhớ thông qua việc thu thập dữ liệu, lưu bộ nhớ đệm và cập nhật thông tin nền.
3. Tính năng tự động cập nhật
Chế độ tự động cập nhật ứng dụng hoặc hệ điều hành có thể âm thầm chiếm dụng dung lượng lớn. Khi tính năng này được kích hoạt, hệ thống sẽ tự động tải về và cài đặt các bản cập nhật khi có Wi-Fi hoặc khi pin đủ mạnh, khiến bộ nhớ bị tiêu hao mà người dùng không để ý.
4. Không có khe cắm thẻ nhớ ngoài
Với những thiết bị không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài, đặc biệt là iPhone, người dùng bị giới hạn hoàn toàn trong việc mở rộng dung lượng. Toàn bộ dữ liệu phải lưu trong bộ nhớ trong, dẫn đến việc đầy bộ nhớ nhanh chóng nếu không thường xuyên tối ưu hóa dung lượng.
Cách xử lý khi điện thoại báo đầy bộ nhớ: Đơn giản mà hiệu quả
1. Xóa dữ liệu trình duyệt thường xuyên
Trình duyệt web lưu trữ nhiều cookie và dữ liệu cache trong quá trình sử dụng, lâu dần sẽ chiếm dung lượng lớn. Bạn nên thường xuyên dọn dẹp lịch sử truy cập, cookie và cache để giảm tải cho bộ nhớ thiết bị.

2. Xóa bộ nhớ đệm và dữ liệu ứng dụng
Những ứng dụng như Facebook, YouTube hay Chrome thường ngốn nhiều bộ nhớ do tích tụ dữ liệu sử dụng. Vào Cài đặt → Quản lý ứng dụng → chọn ứng dụng → Bộ nhớ → Xóa bộ nhớ cache để dọn dẹp định kỳ.
3. Sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây
Các nền tảng như Google Drive, Dropbox, OneDrive hay MediaFire cho phép bạn sao lưu ảnh, video và tài liệu lên "đám mây", sau đó xóa khỏi điện thoại mà không lo mất dữ liệu.
4. Chuyển dữ liệu sang máy tính
Kết nối điện thoại với laptop hoặc PC bằng cáp và chuyển ảnh, video, tệp lớn sang máy tính. Cách này vừa tiết kiệm bộ nhớ điện thoại, vừa giúp bạn lưu trữ an toàn hơn.
5. Dọn dẹp dữ liệu không cần thiết
Hãy kiểm tra và xoá các tệp tải về, hình ảnh, video hay tài liệu cũ không còn sử dụng. Những tệp này thường bị "bỏ quên" nhưng lại ngốn không gian đáng kể.
6. Gỡ cài đặt ứng dụng không sử dụng
Các ứng dụng nặng, đặc biệt là game hoặc app bạn không dùng tới, nên được gỡ bỏ để giải phóng bộ nhớ.
7. Chuyển dữ liệu sang thẻ nhớ ngoài
Nếu điện thoại có hỗ trợ thẻ nhớ, bạn hãy tận dụng để lưu ảnh, nhạc, video và một số ứng dụng. Việc chuyển dữ liệu từ bộ nhớ trong sang thẻ nhớ sẽ giúp máy hoạt động mượt hơn.
8. Sử dụng ứng dụng Files của Google
Ứng dụng Files by Google hỗ trợ bạn phân loại, quản lý và xóa những tệp chiếm nhiều dung lượng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đây là công cụ miễn phí, dễ sử dụng và hiệu quả cao.