Nhân quả không thể đổi thay
Nhân quả tức là định nghiệp, chính là nghiệp báo do những việc thiện ác mà bạn đã làm. Nghiệp là nhân, báo là quả báo. Nghiệp và quả báo tạo nên luật nhân quả. . Nếu chúng ta tạo Nhân (Nghiệp) tốt thì sẽ trổ Quả tốt, còn ngược lại nếu ta gieo Nhân xấu thì sớm hay muộn gì chúng ta cũng nhận Quả xấu.
Nhân quả lúc nào cũng xoay dần thành một vòng tròn không bao giờ chấm dứt được vì con người cú tạo ra Nhân rồi trả Quả. Đức Phật vốn chỉ giúp những người biết kết thiện duyên chứ không hề giúp những người hung ác.
Thế nên đừng bao giờ nghĩ rằng Đức Phật hồ đồ mà con người làm chuyện xấu có thể qua mắt được ngài. Nếu như một người làm nhiều việc xấu, sau đó lại đến chùa chiền thắp hương, lạy Phật cầu xin ban phước lành, điều này sao có thể được.
Trí tuệ không thể cho
Trí tuệ vốn không thể ban cho, chỉ có kinh nghiệm đúc kết từ khó khăn và vấp ngã mới hun đúc nên trí tuệ của con người. Trí tuệ của Phật cũng vậy, không phải cứ đọc nhiều kinh Phật là có thể giác ngộ. Người có ngộ tính cao, chỉ nghe một câu kinh Phật là đã được khai ngộ, thấu tỏ ý nghĩa xâu sa trong đó.
Vậy nên đời người có lúc trải qua khó khăn gian nan chưa chắc đã là chuyện xấu, nếu có thể rèn luyện trong khổ nạn đó mới có thể là đại trí tuệ.
Phật pháp không thể diễn tả
Phật pháp chính là là không chỉ dựa vào lời nói miệng, mà chỉ có thể dựa vào ngộ mà đắc được. Phật pháp chân chính thì không thể chỉ dùng ngôn ngữ hay chữ viết mà giải thích trọn vẹn được.
Không có nhân duyên thì không thể độ
Đức phật đề cao lòng từ bi, phổ độ chúng sanh. Tất cả chúng sanh, chỉ cần có lòng hướng Phật thì ngài sẽ hóa độ hết thảy.
Tuy nhiên nếu người nào vô duyên với Phật thì dù có đến tận cửa Phật cũng không nghe được bất kỳ lời giảng đạo nào. Thậm chí người đó còn có thể sinh lòng chê bai phỉ báng. Những người không có nhân duyên như vậy thì không thể độ