Trạng nguyên là một danh hiệu thuộc học vị tiến sĩ của người đỗ thứ hạng cao nhất trong các khoa đình, thời phong kiến ở Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly. Người đỗ Trạng nguyên và tất cả những người đỗ tiến sĩ đều phải vượt qua cả 3 kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa lần lượt là các danh hiệu dành cho các vị trí nhất, nhì, ba.
Ngoài ra, Trạng nguyên cũng là một tước hiệu trong triều đình phong kiến Việt Nam. Trạng nguyên tương tự như là cố vấn cấp cao nhất của các Hoàng đế Đại Việt.
Dòng họ nào nhiều trạng nguyên nhất lịch sử Việt Nam?
Lê Văn Thịnh là thủ khoa đầu tiên. Ông đỗ đầu năm 1075 - kỳ thi đầu tiên trong lịch sử nước ta. Ông làm đến chức thái sư dưới thời vua Lý Nhân Tông.
Từ kỳ thi đầu tiên năm 1075 đến kỳ thi cuối cùng năm 1919, các triều đại phong kiến Việt Nam tổ chức tổng cộng 185 kỳ thi.
Họ Nguyễn có nhiều người đỗ trạng nguyên nhất với 14/51 trạng nguyên trong lịch sử (chiếm tới 27,4%).
Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới chỉ 13 tuổi ở kỳ thi năm 1247, dưới thời vua Trần Thái Tông.
Đặng Ma Lai đỗ năm 1247 khi mới 14 tuổi, trở thành thám hoa trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng nước nhà.
Lê Văn Hưu (1230-1322), tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta. Năm Đinh Mùi (1247), ông thi đỗ bảng nhãn khi mới 17 tuổi.
Theo văn bia tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, trạng nguyên đầu tiên của nước ta là Nguyễn Quán Quang. Ông đỗ đầu kỳ thi năm 1246.
Tiến sĩ trẻ nhất là Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), đỗ năm 1304 đời Trần Anh Tông khi mới 16 tuổi.
Trạng nguyên đầu tiên được dựng bia khắc tên ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là Nguyễn Trực (1417-1474). Ông đỗ đầu kỳ thi năm 1442 dưới thời vua Lê Thái Tông.
Nguyễn Thị Duệ là phụ nữ Việt duy nhất thời phong kiến từng thi đỗ đại khoa. Bà đỗ tiến sĩ vào năm 1594 dưới thời vua Mạc Kính Cung.