Động thái leo thang thâm hiểm mới của TQ ở Trường Sa

11:01, Thứ sáu 13/07/2012

( PHUNUTODAY ) - Ngày 12/7, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc đồng loạt đưa 30 tàu cá đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 12/7, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc đồng loạt đưa 30 tàu cá đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
 

Báo Tin Tức Trung Quốc nêu rõ mỗi tàu cá có trọng tải từ 140 tấn trở lên, chở được 15-16 ngư dân. Trong 30 tàu này có một tàu tiếp tế nặng khoảng 3.000 tấn cung cấp nước, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cho các tàu cá còn lại do thời gian đánh bắt kéo dài khoảng 20 ngày.30 tàu cá trên sẽ đánh bắt tại Đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Báo Tin Tức Trung Quốc nêu rõ mỗi tàu cá có trọng tải từ 140 tấn trở lên, chở được 15-16 ngư dân. Trong 30 tàu này có một tàu tiếp tế nặng khoảng 3.000 tấn cung cấp nước, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cho các tàu cá còn lại do thời gian đánh bắt kéo dài khoảng 20 ngày.30 tàu cá trên sẽ đánh bắt tại Đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân. Nhật báo Trung Quốc cảnh báo: Những tàu lần này khác hẳn các tàu trước đây, khi được trang bị hệ thống định hướng và thủy thủ trên tàu rất chuyên nghiệp.
Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân. Nhật báo Trung Quốc cảnh báo: Những tàu lần này khác hẳn các tàu trước đây, khi được trang bị hệ thống định hướng và thủy thủ trên tàu rất chuyên nghiệp.

 

Rõ ràng Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn khi Tân Hoa xã loan báo họ đã cử các phóng viên túc trực trên tàu cá để “liên tục đưa tin về hoạt động đánh bắt cá”. Tàu tuần tra và các căn cứ của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng luôn sẵn sàng ứng phó với các “tình huống bất ngờ” có thể xảy ra để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.
Rõ ràng Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn khi Tân Hoa xã loan báo họ đã cử các phóng viên túc trực trên tàu cá để “liên tục đưa tin về hoạt động đánh bắt cá”. Tàu tuần tra và các căn cứ của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng luôn sẵn sàng ứng phó với các “tình huống bất ngờ” có thể xảy ra để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.

 

Có thể thấy đây là một trong những động thái leo thang, có tính toán, làm phức tạp thêm tình hình của phía Trung Quốc trên biển Đông ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Có thể thấy đây là một trong những động thái leo thang, có tính toán, làm phức tạp thêm tình hình của phía Trung Quốc trên biển Đông ở khu vực quần đảo Trường Sa.

 

Cùng với việc tăng cường hoạt động của tàu Ngư chính và Hải giám trên thực địa, Trung Quốc đang cổ súy và trợ giúp ngư dân của họ tranh thủ vơ vét, đánh bắt trộm tối đa tài nguyên trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cùng với việc tăng cường hoạt động của tàu Ngư chính và Hải giám trên thực địa, Trung Quốc đang cổ súy và trợ giúp ngư dân của họ tranh thủ vơ vét, đánh bắt trộm tối đa tài nguyên trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

 

Trước đó, ngày 3/7 Tân Hoa Xã đưa tin một đội gồm 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã đến khu bãi đá ở trung tâm Trường Sa để tiến hành hoạt động quan sát gần trong một nhiệm vụ mà Trung Quốc gọi là tuần tra tại Biển Đông.
Trước đó, ngày 3/7 Tân Hoa Xã đưa tin một đội gồm 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã đến khu bãi đá ở trung tâm Trường Sa để tiến hành hoạt động quan sát gần trong một nhiệm vụ mà Trung Quốc gọi là tuần tra tại Biển Đông.

 

4 tàu Hải giám Trung Quốc sau khi xâm phạm trái phép chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã có buổi diễn tập trên biển Đông
4 tàu Hải giám Trung Quốc sau khi xâm phạm trái phép chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã có buổi diễn tập trên biển Đông

 

Trung Quốc gần đây càng thể hiện rõ hơn âm mưu gây căng thẳng trên biển Đông, coi thường luật pháp cũng như công luận quốc tế.
Trung Quốc gần đây càng thể hiện rõ hơn âm mưu gây căng thẳng trên biển Đông, coi thường luật pháp cũng như công luận quốc tế.

 

 Trước đó Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam khi tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và chào thầu dầu khí phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Trước đó Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam khi tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và chào thầu dầu khí phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cực lực phản đối hành động này, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ việc làm nói trên. Nhiều học giả và chuyên gia quốc tế cũng nhận định 9 lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu đều thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cực lực phản đối hành động này, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ việc làm nói trên. Nhiều học giả và chuyên gia quốc tế cũng nhận định 9 lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu đều thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

 

Ngày 12/7 vừa qua, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Phnom Penh (Campuchia), Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu quan ngại của Việt Nam đối với những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông, phản đối việc thành lập thành phố Tam Sa và việc công khai mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Ngày 12/7 vừa qua, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Phnom Penh (Campuchia), Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu quan ngại của Việt Nam đối với những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông, phản đối việc thành lập thành phố Tam Sa và việc công khai mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

 

Cũng tại Diễn đàn này, trước khi có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi các nước quanh Biển Đông cùng giải quyết những tranh chấp chủ quyền một cách mềm mỏng, khi vùng biển này có những căng thẳng giữa các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. (Tổng hợp TTO,GDVN,VnE)
Cũng tại Diễn đàn này, trước khi có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi các nước quanh Biển Đông cùng giải quyết những tranh chấp chủ quyền một cách mềm mỏng, khi vùng biển này có những căng thẳng giữa các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. (Tổng hợp TTO,GDVN,VnE)

 

 

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc