Tác dụng của việc đổ giấm nóng vào bồn cầu
Giấm vốn có tính axit, có tác dụng tng việc hòa tan các cặn bẩn, vết ố, mảng bám trên bề mặt các đồ dùng trong nhà. Đun nóng giấm sẽ giúp tăng khả năng làm sạch. Nguyên nhân là do các phân tử trong giấm sẽ di chuyển nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao, làm tăng khả năng tương tác với các cặn bẩn. Vì vậy, sử dụng giấm nóng sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Đổ giấm nóng vào bồn cầu chính là cách làm sạch cặn bẩn bám trên bề mặt hiệu quả và đảm bảo an toàn, không gây độc hại như khi sử dụng các hóa chất tẩy rửa.
Khi bồn cầu đóng cặn bẩn, xuất hiện mảng bám do cặn canxi trong nước gây ra và có mùi hôi khó chịu, bạn có thể đổ giấm nóng trực tiếp lên bề mặt bồn cầu. Giấm sẽ giúp phá vỡ cấu trúc của các cặn bẩn đồng thời khử mùi hôi.
Giấm nóng tiếp xúc với các mảng bám, các vết vàng và từ từ làm cho chúng yếu đi, tan ra. Sau khi đổ giấm lên bề mặt bồn cầu, bạn cần chờ vài phút cho giấm phát huy tác dụng. Sau đó, có thể tiến hành cọ rửa như bình thường.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, giấm nóng cũng có sự hạn chế vì nó chỉ có tính axit yếu, không thể mang lại hiệu quả như các hóa chất tẩy rửa mạnh, đặc biệt là với các vết bẩn, mảng bám cứng đầu, lâu ngày. Ngoài ra, giấm không thích hợp để sử dụng với các vật liệu nhạy cảm với axit.
Để sử dụng giấm nóng làm sạch bồn cầu một cách hiệu quả, bạn có thể đun nóng từ 1-2 cốc giấm rồi để lên toàn bộ bề mặt bồn cầu. Để nguyên như vậy 30-60 phút. Sau đó, dùng bàn chải cọ bồn cầu và xả nước.
Nếu bạn đang tìm một sản phẩm thay thế các chất tẩy rửa hóa học, mang lại hiệu quả làm sạch cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì thì giấm là lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp giấm với baking soda để tăng hiệu quả làm sạch. Chỉ cần rắc baking soda lên toàn bộ bề mặt bồn cầu, sau đó đổ giấm lên trên (không cần đun nóng). Baking soda gặp giấm sẽ tạo ra phản ứng sủi bọt, đồng thời phá vỡ liên kết của các mảng bám trên bề mặt bồn cầu. Để nguyên như vậy vài phút rồi cọ rửa bồn cầu như bình thường là được.
Về tần suất làm sạch bồn cầu, bạn có thể thực hiện tùy theo nhu cầu. Thông thường, nên làm vệ sinh bồn cầu hằng tuần để đảm bảo loại bỏ các cặn bẩn, khử mùi hôi và vi khuẩn một cách hiệu quả. Không nên để quá lâu mới cọ rửa bồn cầu vì như vậy sẽ khiến các cặn bẩn bám chặt và càng khó loại bỏ hơn. Bồn cầu lâu không được cọ rửa cũng là ổ vi khuẩn, làm tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh cho con người.