Em bé xin qua chốt đưa đồ, nghẹn ngào 'Mẹ con mất rồi' khiến ai cũng rơi lệ: Tất cả chỉ là nói dối

( PHUNUTODAY ) - Nghe cậu bé nói, tất cả những người có mặt tại chốt lúc đó đều bàng hoàng. Tuy nhiên, hóa ra mọi thứ chỉ là lời nói dối.

Hôm qua, cộng đồng mạng truyền tay nhau clip dài chưa đầy 30 giây của cậu bé đi xe đạp qua chốt. Khi bị giữ lại, cậu bé trả lời rằng đưa đồ cho bà ngoài, giọng nghẹn ngào 'mẹ con mất rồi'.

Chỉ sau ít giờ đăng tải, đoạn clip đã khiến rất nhiều người rơi nước mắt thương cảm. Thế nhưng sự thật sau câu chuyện này là gì?

Như trong đoạn clip xúc động của một em bé mới được ghi lại tại một điểm chốt thuộc phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ở dưới đây. Trời nắng chang chang, em nhỏ đi xe đạp, đeo khẩu trang, đội mũ cẩn thận. Trên xe còn treo một túi đồ. Thấy em, cán bộ chốt mới gọi vào hỏi.

Cậu bé khi bị chặn lại ở chốt (Ảnh cắt từ clip)

Cậu bé khi bị chặn lại ở chốt (Ảnh cắt từ clip)

- Con đem đồ gì, cho ai?

Cậu bé tay chỉ ra phía xa rồi nói: "Con đem cho bà ngoại".

Cán bộ mới thấy lạ bởi em còn khá nhỏ, ra ngoài một mình trong thời điểm dịch bệnh không an toàn nên mới nói tiếp: "Sao mẹ con không đi đưa mà con lại đi?".

Giọng em lúc này mới lí nhí trả lời trong khẩu trang: "Mất rồi". Nghe không rõ, cán bộ mới hỏi tiếp: "Hả, mẹ con sao?". Thì cậu bé bỗng cúi gằm mặt, giọng nghẹn lại như sắp khóc: "Mẹ con mất rồi".

Sự kìm nén ấy của em cũng đủ để khiến tất cả những chiến sĩ túc trực tại chốt lặng người. Chiến sĩ công an lúc này mới vỡ lẽ, anh "À" lên 1 tiếng rồi bỗng trầm giọng, vỗ vai an ủi cậu bé:

"Rồi chú thương, không có đi ra ngoài nữa nhen. Đưa đồ cho bà ngoại xong rồi về. Đi ra ngoài đang dịch bệnh nghe không". Nghe xong lời căn dặn của cán bộ, em nhỏ lặng im cúi đầu rồi đạp xe đi tiếp.

Có lẽ trong những ngày dịch bệnh phức tạp, không gì đau lòng hơn khi nghe những tin buồn như vậy. Hình ảnh cậu bé ngoan ngoãn, hiểu chuyện, gạt vội giọt nước mắt, tự trấn an tinh thần để xin qua chốt kiểm soát khiến nhiều người nhói lòng. Số đông người dùng MXH đã bày tỏ niềm tiếc thương và động viên em cố gắng vượt lên hoàn cảnh.

- Nghe em nói mà nước mắt mình cứ rơi. Chắc em cố gắng mạnh mẽ để các chú không thấy em khóc. Em ngoan lắm!

- Em trả lời mà vẫn cố kìm không khóc. Chắc em đau và buồn lắm, cố gắng lên nhé con, thương con nhiều lắm!

2

Đoạn clip đã khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Họ cho rằng em bé thật đáng thương. Mọi mất mát trong cuộc đời này đều là vô thường, nhưng nếu còn mạnh khỏe, còn đủ người thân trong lúc này có lẽ là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Tuy nhiên sau đó, một nữ cán bộ có mặt tại điểm chốt cũng là người ghi lại sự việc ngày hôm đó đã lên tiếng đính chính sự việc. Chị cho biết vì có quá nhiều người hỏi về thông tin của cậu bé nên lực lượng chức năng khu vực đã tìm đến nhà cậu bé xác minh và phát hiện lời cậu nói mẹ mới mất là sai sự thật. Thực tế khi đến nhà, chị đã gặp trực tiếp mẹ cậu bé, và vẫn ... còn sống.

Hình ảnh được cho là mẹ của cậu bé

Hình ảnh được cho là mẹ của cậu bé

Chị đã xóa clip cũ để tránh lan truyền thông tin sai sự thật cũng như sợ nhiều người lợi dụng clip lừa người kiếm tiền quyên góp. Trong đoạn clip đến nhà cậu bé, chị nói rằng phải xác minh để nếu đúng là cậu bé mất mẹ thì sẽ được hỗ trợ, quan tâm sâu sát hơn. Tuy nhiên sự thật không phải là như vậy, em bé có lẽ biết chuyện đã vỡ lỡ nên chỉ đứng lặng im cúi đầu, không nói gì.

Cộng đồng mạng lại một phen ngỡ ngàng sau 24 giờ xót thương cho đứa trẻ tội nghiệp. Với nhiều người, cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn, họ cho rằng em bé nói dối là không đúng. Có lẽ bé muốn qua chốt thật nhanh, có lẽ bé nghĩ rằng một lời nói dối thì không sao. Và cái cúi đầu nghẹn ngào trong clip có lẽ chỉ vì sợ sệt, xấu hổ hơn là đau đớn. Dẫu sao thì nhiều người cũng cho rằng đứa trẻ vẫn còn mẹ, ít ra có một em bé không phải lâm vào cảnh mồ côi, dù em đã nói dối.

Và lý do thật sự là gì thì chỉ có em mới biết được. Đến thời điểm hiện tại, nhiều trang mạng vẫn đưa hình ảnh cậu bé tội nghiệp đạp xe xin qua chốt để đưa đồ cho ngoại. 

11

Vụ việc lần này dù chưa gây ảnh hưởng lớn nào nhưng cũng sẽ khiến các bậc cha mẹ giật mình. Bởi lẽ con họ cũng đã từng nói dối, nhưng mẹ có biết lý do thật sự trẻ nói dối không?

Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng trẻ nói dối để đạt được điều chúng muốn, tránh hậu quả hoặc thoát khỏi điều chúng không muốn làm. Đây là những động lực phổ biến, nhưng cũng có một số lý do ít rõ ràng hơn khiến trẻ có thể không nói sự thật - hoặc ít nhất là toàn bộ sự thật.

Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Matthew Rouse cho biết: Đôi khi sự khởi đầu của việc nói dối là đột ngột và chính đứa trẻ cũng bất ngờ. Lý do khiến trẻ em nói dối là vì chúng đã khám phá ra ý tưởng mới lạ này và đang thử nó, giống như chúng làm với hầu hết các loại hành vi, để xem điều gì sẽ xảy ra. Dưới đây là những lý do khiến trẻ nói dối:

Để nâng cao lòng tự trọng và nhận được sự chấp thuận: Trẻ thiếu tự tin có thể nói những lời dối trá hoành tráng để khiến bản thân có vẻ ấn tượng hơn, đặc biệt hơn để nâng cao lòng tự trọng và khiến bản thân trông đẹp hơn trong mắt người khác.

Để được chú ý: Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Matthew Rouse cho rằng điều quan trọng đầu tiên là phải nghĩ về chức năng của lời nói dối. Ông nói rằng các phương pháp điều trị hành vi phụ thuộc vào chức năng của lời nói dối và mức độ nghiêm trọng của vấn đề .

Có thể đứa trẻ chỉ muốn mọi người tập trung vào nó, như em bé xin qua chốt nghẹn ngào nói mẹ con mất rồi. Lời nói dối sẽ khiến bé được cảm thông và cho đi ngay.

Cha mẹ cần có những hướng xử lý cụ thể khi con nói dối:

1, Lời nói dối cấp độ 1

Tiến sĩ Rouse nói rằng nếu trẻ nói dối để gây sự chú ý thì nói chung, tốt nhất là nên phớt lờ nó. Thay vì nói một cách gay gắt, “Đó là một lời nói dối. Mẹ biết điều đó đã không xảy ra”, hãy tiếp cận nhẹ nhàng.

Điều này đặc biệt đúng nếu lời nói dối xuất phát từ lòng tự trọng thấp. Đối với những lời nói dối không thực sự làm tổn thương bất kỳ ai nhưng không phải là hành vi tốt, bỏ qua và chuyển hướng đến điều gì thực tế hơn.

2, Lời nói dối cấp độ 2

Tiến sĩ Rouse nói, nếu phớt lờ không hiệu quả, cha mẹ có thể minh bạch hơn bằng cách khiển trách nhẹ. Nếu đứa trẻ đang kể một trong những câu chuyện viển vông, cha mẹ sẽ nhẹ nhàng nói, “Này, câu chuyện này nghe có vẻ giống một câu chuyện cao siêu, tại sao con không kể điều gì đã thực sự xảy ra?' ”. Đó là việc chỉ ra hành vi và khuyến khích trẻ thử lại.

3, Lời nói dối cấp độ 3

Lời nói dối vì sợ hãi hoặc đem lại lợi ích cho mình, chẳng hạn như trẻ nói dối đã làm xong bài tập để được chơi. Trong tình huống này, cha mẹ nên giải thích hậu quả, ví dụ như con sẽ bị phạt tịch thu điện thoại 1 tuần, không có bất cứ thương lượng nào.

Ngoài ra, nếu cha mẹ được một giáo viên nói rằng con họ đã không làm bài tập về nhà, nên cho con mình một cơ hội để nói ra sự thật. Nếu lúc đầu con vẫn khăng khăng chối, cha mẹ có thể nói: “Mẹ sẽ cho con 10 phút, sau đó mẹ sẽ quay lại và hỏi một lần nữa. Nếu con thay đổi ý định và muốn cho mẹ một câu trả lời khác, hãy nói ra ”.

Bằng cách này, nếu một đứa trẻ đưa ra câu trả lời vì sợ hậu quả hoặc không muốn làm cha mẹ thất vọng, thì trẻ sẽ có cơ hội thực sự suy nghĩ xem mình có muốn nói dối hay ngụy biện mà không phải chịu hậu quả hay không.

Cha mẹ cũng có thể thiết lập để trẻ nói sự thật bằng cách nhắc nhở chúng rằng ai cũng có thể có lỗi lầm. Cha mẹ có thể nói, “Bố sẽ hỏi con một câu hỏi và có thể con sẽ nói điều gì đó mà bố không thực sự muốn nghe. Nhưng hãy nhớ rằng, hành vi của con không phải là con người của bạn. Bố mẹ yêu con, dù thế nào đi chăng nữa, và đôi khi con người ta cũng mắc sai lầm. Vì vậy, bố muốn một câu trả lời trung thực ”. Cho trẻ em cơ hội để suy nghĩ về điều này có thể dẫn đến việc chúng nói sự thật.

Đừng bao giờ dồn ép để trẻ nói dối. Nếu cha mẹ biết câu chuyện có thật, họ nên đi thẳng vào vấn đề và thảo luận. Thay vì hỏi một đứa trẻ nếu nó không làm bài tập về nhà của mình, cha mẹ có thể nói, “Mẹ biết con chưa làm bài tập về nhà, tại sao vậy?”. Và hãy nhớ, đừng dán nhãn con là kẻ nói dối. Vết thương mà nó tạo ra còn lớn hơn cả việc đối mặt với những gì con đã nói dối ngay từ đầu. Nó khiến trẻ cảm thấy tồi tệ về bản thân và có thể hình thành thói quen nói dối.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn copy link