Gặp câu hỏi khó: “Lương tháng bao nhiêu?”, người EQ cao chỉ nói 1 câu, người hỏi “cứng họng”

( PHUNUTODAY ) - Một trong những câu hỏi quen thuộc trong ngày Tết là: “lương tháng bao nhiêu” khiến người bị hỏi bối rối, nếu không khéo sẽ mất đi mối quan hệ đang có.

Dịp Tết đến xuân về, nhiều người không tránh khỏi câu hỏi “khó đỡ” từ người nhà, bạn bè, người quen… Đặc biệt, nhiều người nhận câu hỏi “tiết kiệm được bao nhiêu” trong dịp này nhưng không biết trả lời sao cho khéo léo, không làm mất lòng đối phương.

Empty

Không nói con số cụ thể

Khi có người hỏi về chủ đề “tiết kiệm được bao nhiêu”, chúng ta không nên đưa ra con số cụ thể. Nếu tiết lộ quá nhiều và quá rõ về vấn đề tiền bạc, có thể bạn sẽ tự mang rắc rối vào mình. Ví dụ, bạn nói con số quá lớn, những người xấu tính có thể sẽ ganh tỵ, muốn đẩy bạn tới rắc rối. Khi nói 1 số tiền quá nhỏ, kẻ tiểu nhân dễ cảm thấy bạn kém cỏi, ảnh hưởng tới tâm trạng, tinh thần của bạn.

Hơn nữa, người EQ cao sẽ không tiết lộ về tài chính của họ để tránh rơi vào tình huống khó xử. Nhiều người sẽ nảy ra ý định vay mượn tiền nếu như biết bạn có khoản tiết kiệm đáng kể. Nếu lúc đó bạn cần tiền để thực hiện những ý định riêng thì có thể sẽ rất khó xử.

IMG_9444

Thay vào đó, những người có trí tuệ cảm xúc cao thường sẽ chỉ nói chung chung về khoản tiền tiết kiệm của mình. “Năm nay kinh tế khá khó khăn, nên tôi chỉ làm đủ ăn tiêu và tiết kiệm được 1 chút ít. Mong là năm sau mọi thứ sẽ ổn hơn”, “Năm nay tôi vẫn tập trung học nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn nên không tiết kiệm được nhiều. Nhưng đối với tôi, năm nay vẫn có những thành tựu vô giá”... Đây là những câu nói mà người EQ cao thường dùng để đáp lại câu hỏi “năm nay tiết kiệm được bao nhiêu”.

Cách người EQ cao đối đáp với câu hỏi khó 

Dưới đây là một số mẹo từ các chuyên gia để giúp bạn đối phó với những câu hỏi nhạy cảm từ những người họ hàng.

- Giữ tương tác ngắn gọn, nếu đó là bữa tối đoàn tụ, hãy tránh ngồi lâu. Theo chuyên gia, có một vài chủ đề trung lập để đánh lạc hướng và giải trí, đồng thời giúp thời gian trôi qua.

Empty

- Diễn tập các tình huống khiến bạn tức giận, học cách xác định những lối suy nghĩ tiêu cực khiến bạn tức giận. Liệu việc bạn tức giận có hợp lý không, cái giá phải trả là gì? Hãy lường trước và suy nghĩ cách phản ứng sao cho lành mạnh, tốt cho bạn và cho người thân của bạn.

- Không giận quá mất khôn, hãy lường trước những dấu hiệu tức giận và đừng để bản thân bị kích hoạt bởi chúng, đặc biệt là với những hiềm khích hoặc hành hạ trong quá khứ.

- Sử dụng chiến thuật trì hoãn để giảm lo lắng, hãy hít thở sâu một vài lần và cố gắng giảm bớt lo lắng để đầu óc minh mẫn trở lại, theo giáo sư Ilene Cohen. Bạn nên đưa ra câu trả lời trung lập và không cung cấp thông tin.

- Không phải lúc nào cũng phải nhún nhường, ai cũng mong gia đình hòa thuận tuy nhiên, không có quy tắc nào nói rằng bạn phải luôn hòa thuận với mọi người trong gia đình. Có quan hệ họ hàng với nhau không có nghĩa là bạn sẽ hòa hợp trong mọi tình huống, chia sẻ cùng quan điểm hoặc hòa hợp với họ.

Hãy tử tế và tôn trọng, nhưng đừng ép bản thân bỏ qua quan điểm của mình vì sợ người khác đánh giá. Giáo sư Cohen nói: “Hãy đủ mạnh mẽ để bào chữa cho bản thân nếu một cuộc trò chuyện không thuận lợi và dành nhiều thời gian hơn cho những người thật sự hiểu mình”.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn