Chiết xuất rau má giúp điều trị một số tình trạng da thông thường. Các hợp chất trong rau má bao gồm madecassoside, madecassic acid, asiaticoside và asiatic acid, có thể giúp vết thương mau lành. Các chất chống oxy hóa tự nhiên, các hợp chất chống viêm và carbohydrate có thể làm cho loại thảo mộc này có hiệu quả trong việc cải thiện độ ẩm cho da và mang lại tác dụng chống lão hóa.
Các nhà sản xuất thường thêm chiết xuất rau má trong các loại kem dưỡng ẩm dành cho da khô và nhạy cảm.
Đắp mặt nạ rau má
Rau má tươi nguyên chất rất tốt cho sức khỏe nói chung và da mặt nói riêng. Đắp mặt nạ rau má nguyên chất giúp da cung cấp được nhiều dưỡng chất.
Cách làm mặt nạ rau má nguyên chất cách làm vô cùng đơn giản.
- Bước 1: Rau má được nhặt sạch những lá hư hỏng đem rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ hết bụi bẩn.
- Bước 2: Bạn chỉ cần lấy một nắm lá rau má, rửa sạch, xay hoặc nghiền lấy nước.
- Bước 3: Tiếp đó bạn chỉ cần lấy mặt nạ giấy hoặc bông gòn thấm nước rau má thoa đều lên mặt liên tục 2-3 lần giúp dưỡng chất rau má thấm sâu vào da.
- Bước 4: Thư giãn khoảng 5-10 phút sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm. Tiếp đó rửa mặt bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông và để khô tự nhiên.
Rửa mặt với nước rau má
Sử dụng nước rau má để rửa mặt mỗi ngày không chỉ giúp làm sạch sâu da mà còn hỗ trợ chữa lành, hồi phục nhanh chóng vết thương. Cách làm vô cùng đơn giản:
- Rửa sạch rau má và cho vào nồi đun sôi với nước.
- Dùng miếng vải lọc lấy nước cốt rồi cho vào bình thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần.
- Mỗi sáng, bạn chỉ cần lấy một chút nước rau má thoa lên mặt và massage nhẹ nhàng, sau đó rửa lại với nước.
Uống nước ép rau má
Nước ép rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giúp đào thải độc tố trong cơ thể.
Bước 1: Nhặt rau má, rửa sạch và ngâm trong nước muối từ 2 đến 3 tiếng.
Bước 2: Cho rau má vừa ngâm và 2 đến 3 cốc nước lọc vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn sau đó lọc qua dây lọc để lấy nước cốt.
Một số lưu ý khi sử dụng rau má
Nếu dùng ở liều lượng cao thì có thể xảy ra một số hiện tượng như: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, kích ứng da,... Những người đang sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ hoặc giảm lo lắng không nên dùng rau má.
Nếu một người tiêu thụ một lượng rau má cao, họ có thể có nguy cơ bị đau đầu và bất tỉnh thoáng qua, thường được gọi là chứng mất ngủ.
Một số hợp chất trong loại thảo mộc này cũng đã cho thấy một số tác dụng chống sinh sản ở chuột trong nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này khuyến nghị rằng phụ nữ đang cho con bú nên tránh sử dụng rau má.
Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng các sản phẩm chứa chiết xuất rau má, bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ.