Giá như Huyền Chip biết học "nổ" kiểu Lý Nhã Kỳ

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday)) - Có thể thấy, những lùm xùm tranh cãi quanh cuốn sách đã phản ánh rất nhiều bản tính không tốt của người Việt.

Những ngày vừa qua, có thể nói những sự việc xung quanh cuốn sách Xách ba lô lên và đi theo dạng nhật kí hành trình của Huyền Chip đã trở thành tâm điểm của dư luận. Nhiều người đã chỉ ra những điểm vô lý và có phần "viễn tưởng" của cuốn sách này và đặc nghi vấn về thực hư những gì ghi trong cuốn sách.

Trong khi đó Huyền Chip vẫn một mực khẳng định những gì mình viết là sự thật và mời cả hai khách mời nổi tiếng trong buổi họp báo của mình để khẳng định những gì cô viết theo dạng nhật kí hành trình này là sự thật cũng như phản bác lại những cáo buộc từ nhiều độc giả.

Có thể thấy, những lùm xùm tranh cãi quanh cuốn sách đã phản ánh rất nhiều bản tính không tốt của người Việt. Những bản tính như nổ, soi mói, kĩ tính... đã được thể hiện qua việc làm, phát ngôn và hành động của cả người viết sách lẫn người đứng ra yêu cầu Cục xuất bản kiểm chứng thực hư cuốn sách.

Huyền Chip "nổ" như bản tính người Việt nhưng chưa biết cách thông minh như Lý Nhã Kỳ

Đầu tiên, xin mạn phép phân tích người viết sách, Huyền Chip, người được coi là thần tượng và người truyền cảm hứng cho giới trẻ về những chuyến đi phượt. Có thể nói, cô đã mang trong mình và thể hiện sự "nổ", nói quá về cuộc hành trình của mình trong cuốn sách để tăng thêm tính hấp dẫn cho câu chuyện.

Có thể chứng minh sự nổ, nói quá và có phần thêm thắt của tác giả bằng chính những việc vô lý và thiếu thực tế mà một độc giả đã trình bày trong bản kiến nghị gửi Cục xuất bản để mong xác định thực hư cuốn sách. Cùng điểm qua những điều vô lý trong cuốn sách mà độc giả đã chỉ ra và cho thấy nó hoàn toàn hợp lý khi noi tác giả đã hơi "nổ".

Đầu tiên, liệu rằng Huyền Chip có thực sự đi du lịch bụi 25 nước và thứ tự các nước đúng như trong hành trình ghi trong cuốn sách hay không khi mà cô chỉ có 700 USD và kinh phí của chuyến đi lên tới 25 nghìn USD? Vậy tác giả đã lấy hơn 24 nghìn USD kia ở đâu?

Hơn nữa, liệu rằng Huyền Chip chỉ thực hiện chuyến đi một mình mà không hề nhận sự hỗ trợ của bất cứ tổ chức nào không khi mà với 700 USD, để đi qua 25 quốc gia dường như là một điều khó có thể làm được và trên trang Facebook Page của công ty máy tính ASUS Việt Nam có xuất hiện những hình ảnh và câu chuyện của Huyền Chip.

Theo kinh nghiệm của nhiều người đi du lịch qua nhiều quốc gia hay du học sinh thì liệu tác giả lại có thể được chiếu cố nhiều lần như thế khi xin visa mà không có vé máy bay khứ hồi, không việc làm ổn định, không thu nhập để chứng minh tài chính?

Trong cuốn sách của mình, Huyền Chip viết mình xin được công việc với mức lương lên tới 150 USD/tuần ở Dar es Salaam, Tanzania khi mà quốc gia này còn nghèo hơn Việt Nam và tỷ lệ thất nghiệp đang rất cao? Và nhất là khi Huyền Chip còn chưa tốt nghiệp đại học, chưa có kinh nghiệm làm việc, visa du lịch và không thông thạo tiếng bản địa?

Tiếp đó, Huyền Chip trong một câu chuyện của mình có viết mình bị xe máy chạy với tốc độ 100km/h đâm phải khi sang đường và điều này khiến cho nhiều người khó hiểu vì sao cô sang đường lại biết được tốc độ của xe đang chạy?

Hơn nữa, tai nạn khiến cô bị gẫy ống đồng và chỉ sau khoảng 3 tuần là tác giả đã có thể leo núi thì điều này thực sự không logic dù cho tác giả có giải thích cơ chế cơ thể của mỗi người khác nhau nhưng xem ra điều này vẫn phi thực tế và khó có thể tin được.

Những chứng cứ mà độc giả tìm ra quả thực rất hợp lý và nó chứng tỏ phần nào khả năng "nổ", thêm thắt hay phóng đại sự việc của tác giả. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì cô cũng chỉ thể hiện bản chất thích khoe khoảng, hơn người và đôi khi phóng đại sự việc của người Việt mà thôi.

Nói tác giả nổ thì cũng nên nhắc tới độc giả đã gửi bản kiến nghị cũng như những người khác đã dày công tìm kiếm chứng cứ để tố người viết vì họ cũng mang trong mình những bản tính của người Việt mà ta có thể gặp ở bất cứ nơi đâu đó là tính ghen tị, soi mói, vạch lá tìm sâu.

Thử hỏi, với những người đã đi du học hay du lịch thì khi đọc sách thấy một cô gái chỉ thuộc thế hệ 9X mà đã có thể đi tới 25 quốc gia và viết thành cuốn sách ăn khách thì liệu rằng có phải tất cả người Việt đều khâm phục hay có rất nhiều người nổi lên bản tính ghen tị và không bằng lòng của mình?

Nhiều người cũng soi mói, vạch lá tìm sâu hay ghen tị khi đòi hỏi Huyền Chip chứng minh sự thật

Và khi đó thì sao, tất nhiên như bao người Việt khác, những người không bằng lòng với Huyền Chip sẽ áp dụng theo cách "vạch lá tìm sâu" và nếu không có thì cũng "bỏ thêm sâu" vào để chứng tỏ không phải là lá sạch.

Những câu chuyện về người Việt tò mò, ghen tị hay vạch lá tìm sâu có thể thấy hàng ngày trên báo chí, truyền thông, nơi làm việc, trường học... tất cả đều coi đó là một chuyện thường ở huyện dù đó là bản tính không được hay ho của người Việt.

Xét một cách chung quy lại, những sự việc lùm xùm vừa qua đều xuất phát từ việc Huyền Chip chưa biết cách nổ danh chính ngôn thuận mà cô quá "ngựa non háu đá" nên mới mắc sai lầm và để cho người khác có cơ hội vạch lá tìm sâu, lên tiếng chê bai và đòi giải thích. Âu tất cả cũng vì cô thiếu kinh nghiệm và bản tính của người Việt mà thôi.

Giá như Huyền Chip biết học Lý Nhã Kỳ...

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn