Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Vì sao 18 đời vua mà chỉ có 1 ngày giỗ?

( PHUNUTODAY ) - Bạn có biết giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào hay không, hãy cùng tìm hiểu.

Lịch sử ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Vào thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Bia Hùng Vương từ khảo tại đền Thượng do Tham tri, Hữu tuần phủ Phú Thọ là Bùi Ngọc Hoàn soạn, cho biết: “Năm Khải Định thứ hai, tức năm 1917 lịch dương, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 một ngày, ngày 11 tháng 3, do dân sở tại cúng tế”

Lịch sử ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Lịch sử ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Từ đó, ngày giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10/03 hằng năm tại  Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Nhưng theo truyền thuyết, nước ta có 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, và có thể có tới vài chục vị vua mỗi đời. Theo các tài liệu lịch sử, nước ta có tới 108 vị vua Hùng.

Vậy tại sao giỗ Tổ lại vào 10/3? Chẳng lẽ các vua Hùng đều qua đời vào ngày này?

Nói về ngày Giỗ Tổ, sự kiện có từ thời Thục Phán - An Dương Vương, nhằm khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng lên đất nước - các vua Hùng nói chung.

Đầu tiên, phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.

Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.

Vậy tại sao giỗ Tổ lại vào 10/3?

Vậy tại sao giỗ Tổ lại vào 10/3?

Trên thực tế, theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".

Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò các vua Hùng trong việc xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm, người Việt dành một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng nên đất nước - các vua Hùng nói chung. 

Trước đây, người dân không có tục đi lễ đền Hùng vào ngày 10/3. Họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm, đông nhất là vào mùa xuân, mùa thu chứ không định rõ ngày nào. Lễ cúng Tổ ở địa phương thì được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ. Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày (11/3) chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc.

Như vậy, thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của vừa không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân. Nhận thấy điều này, vào năm 1917 (triều Khải Định), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 Âm lịch hàng năm làm ngày tế của cả nước. Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3, nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng. Ngày 10/3 được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Đến nay, Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được coi là Quốc giỗ, là ngày lễ quan trọng của đất nước. Người lao động được nghỉ làm việc trong ngày này.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link