Giữa đêm, rắn cạp nia dài 1m bò qua lỗ thông gió vào khu bếp nhà dân khiến nhiều người "sởn gai ốc"

( PHUNUTODAY ) - Một đoạn clip ghi lại khoảnh cách con rắn dài hơn 1m bò vào nhà dân khiến nhiều người xem không khỏi rùng mình.

Nhiều trường hợp rắn bò vào nhà dân

Theo người đang tải clip cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 22h ngày 11/7 tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Những hình ảnh được ghi lại trong clip cho thấy, con rắn cạp nia dài màu đen trắng bò vào nhà bếp thông qua lỗ thông gió.

May mắn là lúc đó trong nhà có ngời kịp thời phát hiện. Các thành viên đã dùng ống nhựa dài dí vào thân con rắng cho đến khi nó không còn ngọ nguậy nữa. Sau đó, một người đàn ông cầm xác con rắn ra khỏi nhà.

Clip: Rắm cạp nia bò vào nhà dân.

Trước đó, cũng tại Nghệ An, một cô gái trẻ không qua khỏi sau khi bị rắn cạp nia cắn.

Nạn nhân là chị N.T.L. (22 tuổi, trú làng Yên Phú, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An). Theo lời kể của gia đình, khoảng hơn 2h sáng ngày 3/7, chị L. đang ngủ ở tầng 2 thì bị rắn bò vào cắn trúng cổ và tay.

Chị L. la lên để báo hiệu với gia đình. Người nhà đã tìm cách sơ cứu và đập rắn để để phòng rắn cắn những người khác. Thời điểm xảy ra sự việc, thời tiết nóng, phòng của chị L. có bật điều hòa.

Con rắn độc đã cắn chị L.

Con rắn độc đã cắn chị L.

Chị L. được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc, Nghệ An với 3 vết cắn ở tay và cổ. Tuy nhiên, do độc tính phát tác nhanh, sức khỏe yếu nên chị được chuyển tuyến tới BV Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An. Không may, chị L. đã không qua khỏi vào ngày 8/7.

Cách phòng chống rắn bò vào nhà

Dọn dẹp nhà cửa

Rắn ưa bóng tối, thích nơi mát mẻ. Vì vậy, để rắn không trú ngụ trong nhà, bạn nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là những nơi tối tắm như gầm giường, gầm tủ; chú ý đến những khu vực xung quanh bể nước, bồn tắm, máy giặt vì đây là những nơi mát mẻ, rắn thích trú ẩn.

Dọn dẹp sạch sẽ các góc trong nhà sẽ làm rắn không có chỗ trốn và cũng giúp bạn nhanh chóng phát hiện khi loài vật này "đột nhập" vào nhà.

Các đồ đạc trong nhà cũng cần sắp xếp gọn gàng, tránh tạo những nơi ẩm thấp, u tối để rắn có điều kiện trú ngụ.

Nuôi chó hoặc mèo

Những loại thú cưng này không chỉ giúp trông nhà, đuổi chuột mà còn có thể giúp bạn đuổi rắn.

Khi rắn xuất hiện, những con vật này có thể báo hiệu để chủ nhân phát hiện những vị khách không mời.

Rắn có thể sợ và bỏ chạy nhưng cũng có thể tấn công lại vật nuôi. Khi thấy chó mèo trong nhà có biểu hiện bất thường, bạn nên kiểm tra một lượt để tránh nguy hiểm.

Trồng các loại cây đuổi rắn

Một số loại cây có tác dụng xua đuổi loài rắn rấn tốt. Có thể kể đến những loại cây như cây nén, cây sả, hoa lan tỏi... Hầu hết các loại rắn, đặc biệt là rắn lục đuôi đỏ cực kỳ nhạy cảm với mùi và chúng không hề thích những loại cây nói trên.

Cây nén thuộc họ hành (còn được gọi là hành tăm, hành trắng). Củ của cây nén có chứa tinh dầu, lá có mùi thanh và cay hơn so với hành, tỏi thường. Khi ngửi thấy mùi từ xa, các loài rắn sẽ không dám tới gần.

Cây nén thuộc họ hành (còn được gọi là hành tăm, hành trắng). Củ của cây nén có chứa tinh dầu, lá có mùi thanh và cay hơn so với hành, tỏi thường. Khi ngửi thấy mùi từ xa, các loài rắn sẽ không dám tới gần.

Hoa lan tỏi là một loại cây thân leo, hoa màu tím, vị ngọt, được dùng để giải nhiệt, chống rôm sảy, an thần. Loài cây này có mùi tỏi rất nồng nên lũ rắn thường tránh xa những khu vực có trồng loại cây này.

Hoa lan tỏi là một loại cây thân leo, hoa màu tím, vị ngọt, được dùng để giải nhiệt, chống rôm sảy, an thần. Loài cây này có mùi tỏi rất nồng nên lũ rắn thường tránh xa những khu vực có trồng loại cây này.

Một loại cây quen thuộc khác cũng khiến rắn sợ là sắn dây. Nhựa tiết ra từ cây sắn dây có mùi khó chịu, khiến rắn không dám bén mảng lại gần.

Một loại cây quen thuộc khác cũng khiến rắn sợ là sắn dây. Nhựa tiết ra từ cây sắn dây có mùi khó chịu, khiến rắn không dám bén mảng lại gần.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link