Cô gái 21 tuổi ở Nghệ An vì bị rắn cắn khi đang ngủ
Vụ việc xảy ra vào khoảng 2h ngày 3/7, N.T.L (SN 2000), sống ở làng Yên Phú, xã Nghĩa Lâm đang ngủ trong phòng trên tầng 2 ở nhà mình thì thấy lạnh. Do đó, L đã kéo chăn lên đắp. Bất ngờ thay, con rắn cạp nia trong chăn chui ra cắn vào cổ L. Theo bản năng, L kéo con rắn ra thì bị nó cắn tiếp vào tay.
Nghe tiếng nạn nhân kêu thất thanh, người thân đã tỉnh dậy chạy sang đập chết con rắn và đưa L đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc để cấp cứu rồi được chuyển ngay đến BV Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An. Thế nhưng, sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua đời do tình trạng nặng.
Được biết, L là con gái thứ 2 trong gia đình có 5 chị em. Trước đó, chị gái của L cũng mất trong một vụ tai nạn giao thông.
Rắn cặp nia độc như thế nào?
Rắn cạp nia đã được xếp vào top những loại rắn độc nhất hành tinh. Vì thế, một cú cắn của rắn cạp nia sẽ đặc biệt nguy hiểm, nhanh chóng gây ra hiện tượng trụy hô hấp. Trước khi có thuốc điều trị, tỷ lệ thiệt mạng của nạn nhân khi bị rắn cạp nia cắn lên tới 75%.
Nghiên cứu cho thấy: Rắn cạp nia ở miền Bắc có lượng nọc độc trung bình từ 4,6mg – 18,4mg/nhát cắn. Nọc độc có độc tính cao với giá trị LD50 đạt 0.09mg/kg – 0,108mg/kg mỗi nhát. Vì thế, loại rắn này cực kỳ độc.
Trong nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố tiền và hậu synape gây liệt mềm kéo dài, neurotoxins presynaptic ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của nơ ron thần kinh truyền thông tin. Vì thế, người bị rắn cắn thường xuất hiện tình trạng tê liệt tạm thời, sau đó là chuột rút, co thắt nhưng các triệu chứng này không xảy ra đồng thời ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Hàng năm, từ tháng 4 – tháng 11 là thời điểm mà số bệnh nhân nhập viện do bị rắn độc cắn gia tăng. Hầu hết các trường hợp này đều xuất hiện tình trạng suy hô hấp do liệt cơ, xuất huyết do rối loạn đông máu, hoại tử… Việc xác định vết rắn cắn rất khó khăn vì thường không có dấu hiệu rõ ràng. Đôi khi chỉ có 2 vết móc nhỏ như đầu kim, nhất là khi bị rắn cạp nia cắn thì vết móc này còn nhổ vô cùng.
Nguyên nhân khiến nhiều người qua đời sau khi bị rắn cạp nia cắn hầu hết là do vết cắn không sưng hay đau nhiều. Vì thế, nạn nhân chủ quan, có khi còn không biết mình bị rắn cắn. Cũng có người biết nhưng vào viện vấp cứu quá muộn. Lúc này, triệu chứng tê liệt thần kinh đã xảy ra. Những người bị rắn cạp nia xắn sẽ bị liệt cơ dẫn tới suy hô hấp, tử vong nếu không được nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để cấp cứu.
Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo: nếu nghi ngờ bị rắn cạp nia cắn dù không chắc chắn thì vẫn phải nhanh chóng đi bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu vết cắn của rắn độc
+ Đau rát nghiêm trọng ở chỗ bị rắn cắn trong 15 – 30 phút.
+ Vết cắn có thể bị sưng nề, bầm tím đôi khi lan rộng lên khắp cánh tay hoặc chân, gây hoại tử da.
+ Đôi khi, nạn nhân sẽ xuất hiện cảm giác trong miệng có mùi vị kỳ lạ.
+ Nạn nhân sẽ xuất hiện một số dấu hiệu khác như: khó thở, cảm giác cơ thể bị yếu dần đi.
+ Nếu là bị rắn lục cắn, nạn nhân sẽ bị rối loạn đông máu, xuất huyết.
+ Khi bị nhóm rắn độc có độc tố mạnh như như rắn hổ thì có triệu chứng về thần kinh như: Ngứa ran da, khó nói, yếu tay chân, tê liệt toàn thân hoặc suy hô hấp, ngưng thở.
+ Tuy nhiên, có đôi khi bị rắn độc cắn nhưng lại không giải phóng ra bất kì nọc độc nào khi cắn. Y học gọi đó là những ‘vết cắn khô’, nạn nhân chỉ có triệu chứng kích ứng tại chỗ.
Khi bị rắn độc cắn, việc sơ cứu càng sớm thì càng tránh được lượng độc tố xâm nhập vào cơ thể. Tốt nhất hãy gọi cấp cứu ngay. Trong lúc chờ xe cấp cứu tới, hãy tiến hành sơ cứu như sau:
+ Di chuyển nạn nhân ra xa chỗ con rắn.
+ Hạn chế cử động, tốt nhất là cho nạn nhân nằm bất động bằng cách nẹp để làm chậm sự lây lan của nọc độc.
+ Tháo bỏ đồ trang sức, nởi lỏng quần áo và điều chỉnh vùng bị cắn nằm thấp hơn tim.
+ Làm sạch vết thương bằng xà phòng, nước muối sinh lý và dùng miếng gạc khô, sạch để băng lại.