Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt. Mỗi dịp Tết đến xuân về, các thành viên gia đình lại quây quần cùng ngay gói bánh, ghi nhớ giá trị của ngày Tết cổ truyền.
Nguyên liệu để gói bánh chưng đều là các thực phẩm quen thuộc như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong, lạt... Tất cả các nguyên liệu được làm sạch, sơ chế và đem đi gói.
Phần gạo nếp chỉ cần mang đi ngâm nước qua đêm cho hạt gạo nở rồi vớt ra, để ráo, trộn cùng một ít muối là được.
Phần nhân thịt thường là thịt ba chỉ, có cả nạc và mỡ, được tẩm ướp gia vị trước khi gói bánh.
Trong khi đó, phần đậu xanh thường có hai cách sơ chế. Một là gói bằng đậu sống, hai là gói bằng đậu đã được hấp chín.
Gói bánh chưng nên dùng đỗ xanh sống hay đỗ xanh chín?
Với cách gói bằng đậu xanh sống, người ta sẽ ngâm đậu xanh trong nước khoảng 6-8 tiếng cho hạt đậu nở mềm rồi đãi sạch.
Trong khi đó, một số người sẽ chọn cách làm bằng nhân đỗ chín. Đỗ xanh sau khi được ngâm nước sẽ đem đi hấp chín. Khi hạt đỗ đã chín mềm thì đổ ra cho tơi rồi nắm lại thành từng nắm nhỏ.
Đây là hai cách sơ chế đậu xanh gói bánh chưng phổ biến.
Sử dụng cách gói bằng đỗ xanh chín sẽ dễ dàng hơn vì phần nhân đỗ xanh được nắm chặt, không bị lẫn với gạo khi gói bánh. Trong khi đó, nếu gói bằng đỗ xanh sống, các hạt đỗ không được định hình thành khối nên rất dễ bị lẫn vào phần gạo bên ngoài. Khi gói bằng đỗ xanh chính, lúc cắt bằng, các phần gạo nếp, đỗ xanh và thịt sẽ tạo thành từng lớp riêng biệt. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng đậu xanh được hấp chín trước khi gói bánh chưng thì bánh sẽ lâu hỏng hơn.
Người thích ăn phần nhân đỗ xanh chính vừa tới, không bị nấu nhiều lần và khi cắt ra, phần nhân mềm nhưng hạt đỗ không bị nát nhuyễn thì có thể chọn cách gói bánh bằng đậu xanh trống.
Tùy theo quan niệm của gia đình, pong tục tập quán địa phương, bạn có thể chọn cách gói bánh chưng bằng đậu xanh ngâm hay đậu xanh nấu chín đều đượm.
Vì sao phải ngâm đậu xanh trước khi làm bánh chưng?
Đậu xanh bắt buộc phải ngâm nước trước khi nấu vì trong hạt đậu có chứa một chất gọi là axit phytic. Chất này có khả năng ức chế enzyme, giúp bảo vệ hạt đậu trước các enzyme trong hệ tiêu hóa của con người và động vật.
Để tiêu thụ đậu xanh một cách an toàn, giới nghiên cứu khuyến kích chúng ta nên ngâm đậu trong nước ấm từ 6-24 tiếng để loại bỏ axit phytic. Quá trình ngâm đậu trong nước sẽ kích hoạt phytase có tác dụng phân rã axit phytic. Ngoài ra, việc ngâm đậu cũng giúp giải phóng các vitamin, vi chất và protein, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Nếu không ngâm đậu, axit phytic cùng với các enzyme có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu... Ngoài việc làm đậu mềm, dễ chế biến hơn, việc ngâm đậu giúp hạn chế các vấn đề sức khỏe.