GS Nguyễn Lân Dũng:Không phân biệt được gà tỉnh nào!

07:10, Chủ nhật 25/11/2012

( PHUNUTODAY ) - Là một nhà sinh học tôi không hiểu các Trạm kiểm soát thực vật, động vật với những phương tiện đơn giản như chiếc kính hiển vi học sinh thì có thể kiểm nghiệm được gì về các mặt hàng độc hại

Đời sống) - "Phân biệt gà nước ngoài nhập lậu đã khó, còn làm sao nhận biết được là gà của tỉnh nào, kể cả khi chưa chế biến"... GS Nguyễn Lân Dũng bày tỏ.

[links()]
 
PV: - Dân Hà Nội sẽ ăn gà Bắc Giang thay cho gà lậu, Hà Nội và Bắc Giang xây dựng kế hoạch và ký thỏa thuận về việc cung ứng gà an toàn. Giáo sư nghĩ gì về chủ trương này?
 
GS Nguyễn Lân Dũng: - Không hiểu rõ lắm về chuyện này. Chả nhẽ chỉ có Hà Nội và Bắc Giang mới cần ăn gà an toàn. Và cũng không gì gà, toàn dân phải được cung cấp mọi loại thịt cá trứng, sữa, đậu đỗ, rau quả và cả đồ chơi trẻ em đều được đảm bảo an toàn.
 
GS Nguyễn Lân Dũng
GS Nguyễn Lân Dũng
Các ngành có liên quan chưa làm được chuyện này đều cần xem xét lại một cách nghiêm túc , vì như chúng ta đều biết: "Người là vốn quý nhất".
 
PV: - Được biết, chỉ đạo này nhằm ngăn chặn vấn nạn gà lậu không đảm bảo gây bức xúc dư luận Thủ đô trong thời gian vừa qua. Thưa GS liệu rằng đó là một biện pháp hiệu quả?
 
GS Nguyễn Lân Dũng: - Hàng trăm, hàng ngàn con gà (và hàng ngàn phủ tạng động vật, hàng nhiều tấn thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép) được đưa qua biên giới thì chắc không phải do dân "cửu vạn" khuân vác mà phải được vận chuyển bằng các phương tiện cơ giới. Đề nghị Chính phủ cho kiểm tra những người có trách nhiệm canh gác các cửa khẩu.
 
Nhẽ nào chúng ta chỉ lo cảnh giác với những tên gián điệp mà làm ngơ với hàng trăm, hàng ngàn thứ độc hại có thể ảnh hưởng trực tiếp hay lâu dài đến sức khỏe của nhân dân.
 
Là một nhà sinh học tôi không hiểu các Trạm kiểm soát thực vật, động vật với những phương tiện đơn giản như chiếc kính hiển vi học sinh (!) thì có thể kiểm nghiệm được gì về các mặt hàng độc hại cho sức khỏe.
 
Nếu giao nhiệm vụ cho một Viện chuyên ngành cấp Nhà nước như Viện chúng tôi thì phải qua nhiều xét nghiệm phức tạp và tốn thời gian mới trả lời được. Vì vậy chỉ có cách cấm mọi hàng hóa chúng ta không nhất thiết phải nhập vì có thể sản xuất trong nước.
 
Riêng thuốc trừ sâu phải tuyệt đối ngăn cản mọi loại hợp chất lân hữu cơ và clo hữu cơ mà thế giới đã cấm sử dụng (vì có thể gây ung thư).
 
PV: - Theo chủ trương này, gà Bắc Giang sẽ là nguồn cung chính. Tại sao lại chỉ ăn gà Bắc Giang mà không phải là gà nơi khác? Phải chăng gà Bắc Giang là gà an toàn về chất lượng, về giống, còn những nơi khác thì không?
 
GS Nguyễn Lân Dũng: - Câu này phải dành cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trả lời. Về mặt sinh học thì tôi thấy đó là chuyện vô lý và không sao hiểu nổi.
 
PV: - Bản thân GS đã bao giờ ăn gà Bắc Giang chưa? GS đánh giá như thế nào về chất lượng loại gà này? Làm thế nào để phân biệt được gà Bắc Giang với các gà lậu, gà kém chất lượng khác, thưa GS?
 
GS Nguyễn Lân Dũng: - Tôi được mời làm tư vấn về khoa học cho tỉnh Bắc Giang nên hay lên công tác tại tỉnh này, Gà Bắc Giang thơm ngon, nhưng không có nghĩa là hơn hẳn gà các tỉnh khác. Còn các chuyên gia về gia cầm chắc cũng không thể nhìn gà mà biết được đó là gà của tỉnh nào!
 
PV: - Trong phiên làm việc của QH ngày 14/11, Phó Thủ tướng có đề nghị: ĐBQH nên gương mẫu không ăn gà nhập lậu, nêu gương ăn gà đồi Bắc Giang. Là một nguyên ĐBQH, GS đã thực hiện điều đó như thế nào? GS có sẵn sàng từ bỏ loại gà mình thường dùng để ăn gà Bắc Giang? Và vì sao?
 
GS Nguyễn Lân Dũng: - Về chuyện này Chủ tịch Quốc hội đã vừa cười vừa trả lời rồi: "Gà nấu cháo, gà rán rồi thì làm sao biết được là gà gì?". Phân biệt gà nước ngoài nhập lậu đã khó, còn làm sao nhận biết được là gà của tỉnh nào, kể cả khi chưa chế biến.
 
PV: -  Ngày trước, các ĐB nói 5 Bộ cùng lo 1 mâm cơm cho người dân, nay lại cùng lo 1 món thịt gà. Cùng với đó có rất nhiều cơ quan hữu quan tham gia nhưng như GS thấy tình hình hiện nay, dân ăn cái gì cũng sợ: Thịt lợn có chất tạo nạc, gà thải loại kém chất lượng, trứng gà giả, rau chứa thuốc trừ sâu độc hại. Xin GS lý giải nguyên nhân là do đâu?
 
GS Nguyễn Lân Dũng: - Nguyên nhân là cả 5 bộ chưa làm tròn trách nhiệm của mình.
 
Chúng tôi đã giúp được một vài nơi sản xuất Rau bảo đảm bán trong siêu thị. Đó là rau trồng trong nhà lưới, không dùng thuốc trừ sâu, trừ bệnh, không dùng phân đạm vô cơ và phải ghi trên bao bì là chịu trách nhiệm về các cam kết này.
 
Chủ tịch UBND Hà Nội đã nói với Tổng giám đốc Hapro là "có lỗ cũng phải làm". Tôi hy vọng Hapro sắp có loại Rau bảo đảm bán trong các siêu thị của Hà Nội.
 
Tôi cũng hy vọng các tỉnh khác cũng đều phải trồng rau trong nhà lưới vì không có bướm thì cũng chẳng có sâu (trừ loại Bọ nhảy nhỏ bé thì đã có thể đối phó bằng thuốc trừ sâu sinh học).
 
PV: - Xin được hỏi GS một câu rất riêng tư: Hôm qua, sáng nay GS ăn gì?
 
GS Nguyễn Lân Dũng: - Tôi thường chỉ ăn các thứ có thể an tâm là an toàn và có thể tự làm lấy: xôi, cơm rang, mỳ ăn liền, trứng tráng ăn với bánh mỳ...
 
- Xin cám ơn GS!
 
  • Khải Nguyên (Thực hiện)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc