Gừng - Vị thuốc đa dụng trong mùa mưa lũ

( PHUNUTODAY ) - Trong mùa mưa lũ, việc đi ra ngoài mà mà dính mưa là điều không thể tránh khỏi. Vậy có loại thuốc nào có thể giải cảm nhanh chóng mà lại không gây ra tác dụng phụ hay không? Đó chính là gừng – một vị thuốc dân gian không thể nào thiếu.

Ở những nơi vùng sâu, vùng xa hoặc bị lũ cách ly với những cơ sở khám chữa bệnh, mỗi gia đình nên phòng bị vài củ gừng, vừa làm thức ăn, gia vị (dược thiện), vừa phòng chống bệnh kịp thời trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt. Theo đó, mọi người điều tin tưởng sử dụng gừng như một loại thuốc đa dụng thiên nhiên hữu ích:

+ Người bị cảm lạnh: Nếu phải dầm mưa dãi gió nhiều, bị hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững chỉ cần một nhánh gừng nhỏ đập giập vào cốc nước đường uống ấm.

+ Người khó ăn, khó tiêu: Người ăn khó tiêu hoặc chán ăn chỉ cần một nhánh gừng băm nhỏ với 2 – 3 củ sả, 1 quả ớt (chín hoặc xanh đều được) gia vị vừa đủ đánh lẫn với trứng gà, vịt, tráng hoặc hấp cơm, nếu vừa lội nước nhiều giờ ăn sẽ ấm lên. Nếu người biếng ăn, ăn liên tục 2 – 3 ngày.

1.vi-thuoc-dan-gian-trong-mua-mua-lu-1-phunutoday.vn

 

+ Làm nóng người: Nếu vừa ngâm mình dưới nước lâu, lạnh rét, nhấm một miếng gừng nhai rồi chiêu với một cốc nước nóng, người sẽ ấm lên.

+ Lội nước lạnh: Khi bị ngâm nước lạnh, các bạn nên lấy một nhánh gừng giã với tóc rối, trộn với rượu bọc vào miếng vải thưa, đánh gió.

Khi đánh gió nhớ đánh xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết (mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, kheo chân) sẽ nhanh chóng được giải cảm. Nếu có đồng tiền bạc cổ hoặc trang sức bằng bạc gói lẫn vào thì càng tốt. Bạc sẽ thu liễm các axít độc ra khỏi cơ thể (đồng tiền bạc bị chuyển màu đen) người sẽ càng nhanh khỏi...

Một số bài thuốc cổ truyền liên quan đến gừng:

+ Khi bị cảm cúm, lây nhiễm: đau đầu phát sốt, sợ lạnh không ra mồ hôi:

Dùng gừng tươi 15g, tỏi 6 nhánh, đường 1 ít. Sắc nước uống lúc nóng, nằm đắp chăn kín. Ngày uống 1 thang.

+ Khi bị cảm sốt, sợ rét, không mồ hôi:

Dùng gừng tươi 3 lát, củ ci 1 củ, rễ rau ci trắng 3 cái, nước 3 bát sắc còn 1,5 bát. Uống 2 lần lúc nóng ấm. Nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

+ Khi bị cảm lạnh sợ rét, đau mỏi, không mồ hôi:

1.vi-thuoc-dan-gian-trong-mua-mua-lu-2-phunutoday.vn

 

Dùng gừng tươi 10g, lá chè 6g, lá tía tô 10g, lá kinh giới10g, đường đỏ 30g. Nước vừa đủ đun sôi 20 phút rồi cho đường đỏ vào, hòa tan. Uống khi nước nóng ấm. Ngày uống 2 lần.

+ Với người già bị hen suyễn:

Bạn dùng gừng tươi 15g, trứng gà 1 qu, gừng thái nhỏ, đập trứng vào đánh đều, xào chín, ăn khi nóng. Hoặc dùng gừng tưi 10g, xuyên bối mẫu, trần bì, ngũ vị tử, bắc tế tân mỗi thứ 3g, mật ong 16g, nước cm 90ml. Tất cả cho vào bát trộn đều, hấp cách thủy cho chín. Chia ăn 3 lần trong ngày.

+ Với người bị viêm phế qun mạn tính:

Gừng tươi 50g, rễ cây chè 100g, mật ong vừa dùng, nước vừa đủ, sắc gừng, rễ chè, sôi độ 10-15 phút, rót nước cho mật ong vào khuấy đều, bỏ lọ, dùng dần. Ngày uống 2 lần mỗi lần 20g.

+ Với người bị tăng huyết áp:

Gừng tươi 4g, ngô thù du 30g, rượu trắng một ít. Cho hai giã nhỏ cho rượu trắng vào, đem sao nóng, đắp huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân, trước khi đi ngủ, băng chặt lại. Sáng bỏ đi. Ngày đắp 1 lần.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn