Làm sạch vùng bikini
Dù sinh thường hay sinh mổ, bạn cũng sẽ được làm sạch vùng bikini. Thao tác làm sạch này rất nhanh, nhưng cũng chỉ sạch sơ sơ thôi. Việc làm sạch này để không cản trở tầm nhìn của bác sĩ khi đỡ đẻ, và cũng đỡ vướng víu khi bác sĩ khám trong cho bạn.
Thử máu
Nếu bạn đã từng thử máu trước khi sinh 1 tháng, bạn sẽ không phải thử máu lần nữa. Nhưng nếu bạn thử máu cách đó khá lâu, bạn sẽ được yêu cầu lấy máu xét nghiệm HIV lần nữa.
Xét nghiệm này nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ cả con, để các bác sĩ có cách xử ý kịp thời, và đảm bảo an toàn cho cả những người xung quanh.
Gây tê màng cứng có đau không?
Đau do gây tê màng cứng chẳng nhằm nhò gì so với những cơn chuyển dạ. Thế nên, bạn sẽ không cảm nhận được sự đau đớn khi kim tiêm dài đâm vào cột sống của mình.
Và khi thuốc tê được truyền vào, mọi chuyện được thay đổi. Dù bị tê cứng ở phần thân dưới, nhưng bạn không còn phải chịu đau đớn từ những cơn co thắt nữa.
Tháo thụt
Bạn sẽ được bơm thuốc tháo thụt trước khi chính thức nhận giường nằm. Thao tác này rất nhanh, và bạn phải nhanh chóng đi vào nhà vệ sinh vì bạn không thể kìm chế được nhu cầu “xả hàng”.
Tháo thụt giúp ruột bạn sách sẽ, không bị khó chịu hoặc bỗng dưng mắc đi nặng khi đang chuyển dạ. Dĩ nhiên, sau đó nếu bạn đói bạn vẫn có thể được ăn uống đúng bữa bình thường (trong trường hợp bạn chuyển dạ lâu hơn bình thường).
Bạn có ị trong khi rặn em bé hay không?
Có chứ. Bạn cũng giống như nhiều người phụ nữ khác, cũng đẩy phân ra trong khi rặn. Nhưng bạn đừng lo, các bác sĩ sẽ giúp bạn làm vệ sinh sạch sẽ, họ chăm sóc bạn như chăm một em bé vậy.
Khám trong
Hầu như các mẹ rất sợ khám trong. Đó là thủ thuật để bác sĩ đo độ dãn cổ tử cung. Bác sĩ sẽ đeo găng tay và dùng ngón tay đưa vào cửa mình của bạn để xem chừng cổ tử cung. Nếu bạn gồng mình, thao tác khám trong của bác sĩ sẽ khó hơn và dĩ nhiên bạn sẽ đau hơn.
Trong mỗi lần sinh con, có thể bạn sẽ “được” khám trong cả chục lần có dư, từ lúc bạn bước vào phòng nhận bệnh cho đến khi bạn sinh con thành công. Và hầu như là các bà đẻ rất sợ thủ thuật khám trong này.
Rạch tầng sinh môn hẳn là đau lắm phải không?
Phẫu thuật rạch tầng sinh môn là nơi bác sĩ thực hiện một vết cắt từ cửa âm đạo hướng xuống hậu môn để hỗ trợ cho quá trình sinh nở được dễ dàng. Song, hiện nay đây không còn là một thủ thuật được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn bị rách thì các bác sĩ phải khâu vết rách lại.
Trường hợp này, thuốc gây tê màng cứng vẫn còn tác dụng thi bạn sẽ không phải chịu đau đớn thêm nữa.