Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, vẫn là một đề tài đầy bí ẩn và thu hút sự quan tâm của các nhà sử học hiện đại. Cuộc đời và thân thế của ông, sau hàng ngàn năm, vẫn còn nhiều điều chưa được giải mã.
Bên cạnh đó, mẹ của Tần Thủy Hoàng - bà Triệu Cơ, cũng là một nhân vật được nhiều người quan tâm và nghiên cứu.
Theo các tài liệu lịch sử, thông tin về thân thế của Triệu Cơ không được ghi chép nhiều. Chỉ biết rằng bà là người nước Triệu. "Sử ký" của Tư Mã Thiên và "Tư trị thông giám" đều ghi lại rằng bà không chỉ có nhan sắc "cực kỳ đẹp" mà còn có tài năng múa rất xuất sắc.
Vào thời kỳ đó, con trai của Thái tử Doanh Trụ (sau này là Tần Hiếu Văn vương) - Doanh Dị Nhân, không được vua cha sủng ái và bị gửi làm con tin ở nước Triệu. Trong một lần đến phủ của Lã Bất Vi, Dị Nhân gặp và say mê nhan sắc của Triệu Cơ, người sau này được biết đến là "Lã Bất Vi cơ".
Nhận thấy tình cảm của Dị Nhân, Lã Bất Vi quyết định dâng Triệu Cơ cho chàng. Sau đó, Lã Bất Vi đã tìm cách đưa Doanh Dị Nhân trở về nước Tần và lập kế hoạch giúp chàng tiếp cận ngai vàng.
Trong thời gian ở lại nước Triệu, Triệu Cơ mang thai và sinh hạ một người con trai đặt tên là Doanh Chính (sau này là Tần Thủy Hoàng). Đương thời, cậu bé được gọi là Triệu Chính vì sinh ra ở nước Triệu.
Nhiều năm trôi qua, các sử gia vẫn tranh cãi về việc Doanh Chính thực sự là con của ai. Ngay cả "Sử ký" của Tư Mã Thiên cũng không đưa ra câu trả lời rõ ràng, khiến hậu thế không thể xác định chính xác.
Vào năm 257 TCN, nước Tần phái Vương Nghĩ bao vây Hàm Đan với mục đích giết Doanh Dị Nhân. Tuy nhiên, Lã Bất Vi đã cứu thoát Dị Nhân trở về nước Tần.
Sau khi Tần Chiêu Tương vương qua đời, Doanh Trụ lên ngôi Hiến Văn vương và lập Doanh Dị Nhân làm Thái tử. Triệu Cơ được Doanh Dị Nhân đón về nước Tần.
Khi Doanh Dị Nhân lên ngôi, ông phong Triệu Cơ làm Vương Hậu và Doanh Chính làm Thái Tử.
Vào cuối năm 250 TCN, Hiếu Văn vương qua đời, Dị Nhân kế vị trở thành Tần Trang Tương vương, lập Triệu Cơ làm Vương Hậu và Doanh Chính làm Thái Tử.
Ba năm sau, khi Trang Tương vương qua đời, Doanh Chính lúc đó mới 13 tuổi lên ngôi, và Triệu Cơ trở thành Thái Hậu. Lã Bất Vi trở thành Tướng quốc, xưng danh trọng phụ.
"Sử ký" của Tư Mã Thiên ghi lại rằng, sau khi Doanh Chính lên ngôi, Thái hậu Triệu Cơ vẫn sống "phóng túng". Bà có quan hệ tình cảm với cả Lã Bất Vi và Lao Ái - người giả làm hoạn quan được Lã Bất Vi đưa đến bên cạnh bà.
Triệu Cơ và Lao Ái có hai người con. Lao Ái âm mưu giấu hai đứa con này, dự định lập chúng lên ngôi khi Tần vương Chính (Doanh Chính) qua đời. Khi phát hiện ra âm mưu này, Tần vương Chính nổi giận và ra lệnh giết cả ba họ của Lao Ái.
Doanh Chính căm hận mẹ mình, cưỡng ép giam lỏng bà tại thành Ung. Bất kỳ ai cầu xin cho bà đều bị trừng phạt nghiêm khắc.
Mười năm sau khi lên ngôi, Tần vương Doanh Chính cách chức Lã Bất Vi và cưỡng ép ông trở về quê nhà. Sau đó, đích thân Tần vương dẫn đoàn xe đến Ung đón Thái hậu Triệu Cơ về Hàm Dương và cho bà định cư tại Cam Tuyền cung, khôi phục tình mẫu tử.
Năm 229 TCN, sáu năm sau khi Lã Bất Vi qua đời, Thái hậu Triệu Cơ cũng ra đi. Lúc đó, Doanh Chính vẫn còn là Tần vương nên bà chỉ được phong làm Vương Thái Hậu.
Về sau, khi Doanh Chính xưng đế, ông truy phong mẹ mình là Đế Thái Hậu và hợp táng bà cùng với Trang Tương vương tại Chỉ Dương.