Hố bùn Ninh Thuận và nhà máy hạt nhân Việt Nam

08:42, Thứ sáu 18/03/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunudoisong) - Khi những thông tin về hai dự án hạt nhân Ninh Thuận vẫn đang nóng tại Quốc hội, thì hiện tượng những hố đất tự phun trào tại Ninh Thuận lại đang khiến các chuyên gia quan ngại cho rằng: hiện tượng này có liên quan tới núi lửa nhiều hơn.

(Phunudoisong) - Khi những thông tin về hai dự án hạt nhân Ninh Thuận vẫn đang nóng tại Quốc hội, thì hiện tượng những hố đất tự phun trào tại Ninh Thuận lại đang khiến các chuyên gia quan ngại cho rằng: hiện tượng này có liên quan tới núi lửa nhiều hơn.

[links()]

Ngày 17/3, ông Lê Hữu Phúc - Phó chủ tịch UBND xã Lợi Hải đã thông tin trên báo Phụ nữ Đời sống, những ngày vừa qua, trên địa bàn xã Lợi Hải (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) bỗng nhiên xuất hiện những hố bùn tự phun trào dưới lòng đất, hiện có tất cả 5 hố bùn tự phun như vậy.

Những hố bùn này được người dân phát hiện khi đi làm đồng, mỗi hố nằm cách nhau trong phạm vi từ 10-30m, đường kính miệng hố rộng nhất lên đến 4m2.

Những hố bùn tự phun ở Ninh Thuận. Ảnh: VTC
Những hố bùn tự phun ở Ninh Thuận. Ảnh: VTC



Theo ông Phúc, mức độ, tính chất bùn phun lên từ những hố này cũng không giống nhau, có hố phun lên thì bùn màu xanh đục, hố lại có máu trắng xám, hố lại có màu xám tro... Tuy nhiên tất cả đều không có mùi khác lạ.

Sáng 18/3, trao đổi về vấn đề này, ông Lê Ngọc Thạch, phó giám đốc sở Tài nguyên môi trường Ninh Thuận cho biết, hiện chưa thể đưa ra kết luận gì liên quan đến hiện tượng này. Hiện tại, tỉnh đã chỉ đạo cho khoanh vùng khu vực xảy ra sụt lún để tiếp tục tiến hành khảo sát, tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Trước những thông tin này, trả lời trên báo SGTT, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (thuộc viện Vật lý địa cầu) cho rằng, hiện tượng đất bùn tự phun trào tại Ninh Thuận có vẻ như có một sự biến động về địa chất đã và đang diễn ra dưới lòng đất. Trong trường hợp đứt gẫy địa tầng thì nguy hiểm chính là sự sụt lún của bề mặt đất nơi xảy ra hiện tượng này.

Về vẻ ngoài, hiện tượng này khá giống với hiện tượng hóa lỏng nền do động đất. Tức là khi nền đất bị mất đi độ rắn do có dịch chuyển mạnh trong khối đất đá, khiến cho các lớp bùn nhão trào lên mặt đất thông qua các vết nứt hay khe hở trên bề mặt. Tuy nhiên hóa lỏng nền thường đi kèm theo sau những trận động đất.

Theo ghi nhận của ông Phương, hiện nay trên khu vực Ninh Thuận còn có nhiều núi lửa nhỏ đang hoạt động. Riêng Bình Thuận đã từng ghi nhận được động đất, có dư trấn 4.0 độ richter.

Ninh Thuận là địa bàn đã được các chuyên gia khảo sát và lựa chọn để xây dựng hai dự án điện hạt nhân của Việt Nam. Theo dự kiến, nhà máy thứ 1 sẽ do nước Nga xây dựng, nhà máy thứ 2 sẽ do Nhật xây dựng.

Tại cuộc họp báo liên quan đến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, chiều 17/3, Chủ nhiệm Văn phòng, người phát ngôn của Quốc hội, ông Trần Đình Đàn khẳng định: “Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đã bàn kỹ từ công đoạn chuẩn bị, công nghệ thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực vận hành nhà máy, và cho đến giờ phút này chưa có chủ trương nào khác về vấn đề này”.

Ông Đàn cũng cho biết, sự cố hạt nhân tại Nhật Bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ vấn đề quy hoạch tổng thể về điện hạt nhân trên thế giới và là bài học kinh nghiệm cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, ông vẫn tin Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung chỉ đạo dự án này, trong đó vấn đề an toàn đối với đời sống người dân phải được đặt lên hàng đầu" - Thông tin đăng tải trên VnEconomy.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội quyết định đầu tư, gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW. Dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2014.

 

Ngày 16/3, Trung Quốc đã ngừng phê chuẩn các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân và sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân ở nước này sau vụ khủng hoảng hạt nhân hậu động đất tại Nhật Bản. Quyết định này đã cho thấy, vụ khủng hoảng tại tổ hợp hạt nhân ở Đông Bắc Nhật Bản sẽ làm chậm tham vọng phát triển điện hạt nhân của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện đang xây dựng khoảng 28 lò phản ứng hạt nhân, chiếm khoảng gần 40% tổng số công trình điện hạt nhân của thế giới.

 



Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc